Hơn 74.000 thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM

0:00 / 0:00
0:00
Thí sinh dò số báo danh của mình trước khi vào phong dự thi (ảnh minh họa)
Thí sinh dò số báo danh của mình trước khi vào phong dự thi (ảnh minh họa)
TPO - Ngày 22/3, ĐHQG TPHCM cho biết, có hơn 74.000 thí sinh trên cả nước đăng ký tham dự kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 do đơn vị này tổ chức diễn ra vào ngày 28/3 tới. Đây cũng là đợt thi đông nhất từ khi kỳ thi này được tổ chức và là kỳ thi tuyển sinh riêng lớn nhất cả nước. 

Theo đó, kỳ thi lần này sẽ diễn ra đồng loạt tại 21 cụm thi với 54 địa điểm thi của bảy địa phương, gồm: TPHCM, Bến Tre, An Giang, Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Nẵng và hai điểm thi mới so với mọi năm là Bạc Liêu và Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).

Trong đó, riêng tại TPHCM có đến 14 cụm thi với 35 điểm thi, gần 1.500 phòng thi. Số thí sinh dự thi cũng lên đến hơn 50.000 em. Đây là địa phương có số thí sinh dự thi đông nhất trong bảy địa phương. Các địa phương còn lại trung bình 1.000- 3.000 em dự thi.

Theo Quy chế thi Đánh giá năng lực do ĐHQG TPHCM ban hành năm nay:

Thứ nhất, thí sinh phải có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định ghi trong Giấy báo dự thi để làm thủ tục dự thi. Thí sinh phải mang theo đầy đủ các giấy tờ như giấy tờ tùy thân gồm giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân, Hộ chiếu.

Trường hợp thí sinh không có các giấy tờ tùy thân như nêu ở trên thì Giấy xác nhận nhân thân theo mẫu quy định, có dán ảnh và đóng dấu giáp lai, có chữ ký và dấu xác nhận của Trưởng Công an phường/xã cũng là giấy tờ tuỳ thân hợp lệ để tham gia kỳ thi.

Thí sinh có thể sử dụng mẫu Giấy xác nhận nhân thân của ĐHQG TPHCM hoặc mẫu của địa phương. Giấy chỉ có thời hạn sử dụng trong vòng một tháng tính từ ngày được xác nhận của Công an.

ĐHQG TPHCM  cũng lưu ý, nếu trường hợp thí sinh không có các giấy tờ trên, hoặc không mang theo Giấy báo dự thi, thí sinh phải có mặt tại Phòng Hội đồng thi trước giờ tập trung tối thiểu 30 phút để làm các thủ tục cần thiết.

Thứ hai, nếu thí sinh chưa thực hiện khai báo y tế trực tuyến hoặc không mang theo bản in hình chụp tờ khai y tế trực tuyến thì thí sinh phải thực hiện khai báo y tế tại phòng thi (vào trước giờ thi);

Nếu thấy có những sai sót về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, thông tin liên lạc (email, số điện thoại, địa chỉ) trong danh sách dự thi và giấy báo dự thi, thí sinh phải báo cáo ngay cho cán bộ coi thi trước giờ thi để xử lý kịp thời.

ĐHQG TPHCM yêu cầu thí sinh phải chấp hành hiệu lệnh của Ban Coi thi và hướng dẫn của cán bộ coi thi. Thí sinh đến chậm quá 15 phút (tính từ cổng điểm thi) sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự thi.

Thứ ba, ĐHQG TPHCM cũng quy định rõ, thí sinh chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì đen, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính; máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ (theo quy định trong hướng dẫn danh sách máy tính bỏ túi được đem vào phòng thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của Bộ GD&ĐT); Atlat Địa lí Việt Nam (do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành, không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì);

Thứ tư, thí sinh cũng được pháp mang vào phòng thi các loại máy tính bỏ túi thông dụng (làm được các phép tính số học, các phép tính lượng giác và các phép tính siêu việt).

Gồm: Casio FX-500 MS, FX-570MS, FX-570ES Plus, FX-570VN Plus, FX-580VNX; VinaCal 500MS, 570MS, 570ES Plus, 570ES Plus II, 570EX Plus, 680EX Plus; Catel NT CAVIET NT-570ESPlus II, NT-570ES Plus, NT-500MS, NT-570VN Plus, NT 580EX, NT-570NS; Thiên Long FX590VN Flexio, FX680VN Flexio; Deli 1710, D991ES; Eras E370, E371;Vinaplus FX-580VNX PLUS II, FX-580 X.

Bên cạnh đó, Quy chế thi cũng quy định rõ, thí sinh không được mang vào khu vực thi và phòng thi: giấy nháp, giấy thi, giấy than, bút xóa, các tài liệu, bút tàng hình, vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, phương tiện kỹ thuật thu phát truyền tin, thiết bị chứa đựng thông tin, các vật dụng khác có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài và quá trình chấm thi. Khi vào phòng thi, nếu thí sinh còn mang theo tài liệu, vật dụng trái phép, dù chưa sử dụng đều bị đình chỉ thi.

ĐHQG TPHCM cũng lưu ý thêm, thí sinh không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi. Thí sinh cũng không được nộp bài thi trước khi hết giờ làm bài.

Đồng thời, khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, phải ngừng làm bài ngay. Thí sinh phải nộp phiếu trả lời trắc nghiệm, đề thi (đủ số trang) và giấy nháp (đủ số lượng được phát) cho CBCT. Thí sinh không làm được bài cũng phải nộp đủ Phiếu trả lời trắc nghiệm, đề thi, giấy.

Được biết, đến nay đã có khoảng gần 70 trường đăng ký lấy kết quả này để tuyển sinh đầu vào cho năm nay.

Năm 2021, ĐHQG TPHCM sẽ tổ chức 2 đợt thi Đánh giá năng lực. Đợt 1 dự kiến diễn ra ngày 28/3 tại 7 tỉnh thành gồm TPHCM, Bến Tre, An Giang, Bạc Liêu, Đà Nẵng, TP Nhà Trang và Buôn Ma Thuột. Đợt 2, dự kiến diễn ra ngày 4/7 tại 4 địa phương gồm TPHCM, An Giang, Nha Trang và Đà Nẵng.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.