'Hút' thí sinh giỏi, điểm chuẩn nhiều trường tăng cao

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
TPO - Tính đến thời điểm này, nhiều trường có lượng hồ sơ nộp xét tuyển lớn với điểm số cao. Dự kiến, điểm chuẩn vào các trường top trên như ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Dược Hà Nội, ĐH Y Hà Nội tăng so với năm ngoái.

ĐH Bách Khoa Hà Nội vừa công bố phổ điểm chi tiết vào các ngành. Theo đó, với mức hồ sơ hiện có, điểm chuẩn nhiều ngành có biến động và tăng cao so với điểm chuẩn dự kiến mà trường đưa ra trước đó.

Theo thống kê của ĐH Bách Khoa Hà Nội tính đến hết ngày 8/8, toàn trường nhận được 6.994 hồ sơ. Trong đó, 2 nhóm ngành KT Điện- Điện tử; KT Điều khiển và Tự động hóa; KT Điện tử- Truyền thông; KT Y sinh (KT21 và KT máy tính; Truyền thông và mạng máy tính; KH Máy tính; KT phần mềm; Hệ thống thông tin- CNTT (KT) có lượng hồ sơ rất lớn và phổ điểm rất cao.

Theo đó, phổ điểm các ngành cụ thể như sau:

1-      Ngành công nghệ chế tạo máy, Công nghệ Kĩ thuật Cơ điện tử, Công nghệ Kĩ thuật Ô tô (CN1) có 367 hồ sơ nộp vào với phổ điểm từ 7,41-8,6.

2-      Ngành Công nghệ Kĩ thuật điều khiển và Tự động hóa; Công nghệ Kĩ thuật Điện tử- Truyền thông; Công nghệ thông tin (CN2): 490 hồ sơ, phổ điểm: 7,72-8,64.

3-      Công nghệ Kĩ thuật Hóa học; Công nghệ thực phẩm (CN3): 187 hồ sơ; phổ điểm: 7,2-8,75.

4-      Kinh tế công nghiệp; Quản lý Công nghiệp (KQ1): 166 hồ sơ; phổ điểm: 6,75-8,33.

5-      Quản trị kinh doanh (KQ2): 96 hồ sơ; phổ điểm: 7,16-8,66.

6-      Kế toán; Tài chính- Ngân hàng (KQ3): 124 hồ sơ; phổ điểm: 7,08-8,15.

7-      Kỹ thuật cơ điện tử (Kt11):  288 hồ sơ; phổ điểm: 8,08-9,5.

8-      Kỹ thuật cơ khí; KT hàng không; KT tàu thủy: 705 hồ sơ; phổ điểm: 7,45-9,04.

9-      Kỹ thuật nhiệt (KT13): 127 hồ sơ; phổ điểm: 6,37-8,41.

10-  KT Vật liệu; KT Vật liệu Kim loại (KT14): 83 hồ sơ; phổ điểm: 6-8,87.

11-  KT Điện- Điện tử; KT Điều khiển và Tự động hóa; KT Điện tử- Truyền thông; KT Y sinh (KT21): 1018 hồ sơ; phổ điểm: 8,16-9,81.

12-  KT máy tính; Truyền thông và mạng máy tính; KH Máy tính; KT phần mềm; Hệ thống thông tin- CNTT (KT): 523 hồ sơ: Phổ điểm: 8,47-10,02.

13-  Toán tin (KT 23): 120 hồ sơ; phổ điểm: 7,08-8,75.

14-  Công nghệ Sinh học, KT Sinh học, KT Hóa học; Công nghệ Thực phẩm; KT Môi trường: 732 hồ sơ; phổ điểm: 7,33-9,43.

15-  Hóa học (KT32): 52 hồ sơ; phổ điểm: 7,12-9,16.

16-  Kỹ thuật In và Truyền thông (KT33): 41 hồ sơ; phổ điểm: 6,5-8,08.

17-  KT dệt; CN may; CN da giầy: 171 hồ sơ; phổ điểm: 7,33-8,5.

18-  Sư phạm KT CN (KT42): 27 hồ sơ; phổ điểm: 6,33-7,75.

19-  Vật lý KT (KT51): 83 hồ sơ; phổ điểm: 6,33-7,75.

20-  KT Hạt nhân (KT 52): 62 hồ sơ; phổ ddieerm7-8,58.

 Các chương trình đào tạo quốc tế có lượng hồ sơ nộp còn khá ít và phổ điểm thấp hơn từ 6-8. 

Trước đó, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đưa ra dự báo điểm chuẩn cho các nhóm ngành như sau:

-  Các nhóm ngành Cơ điện tử (KT11), Điện-Điện tử-Tự động hóa (KT21), Công nghệ thông tin (KT22): 8,0-8,5

-  Các nhóm ngành Kỹ thuật cơ khí (KT12), Toán-Tin (KT23), Kỹ thuật hóa học-Sinh học-Thực phẩm-Môi trường: 7,5-8,0

-  Các nhóm ngành kỹ thuật khác (KTxx): 7,0-7,5

-  Các nhóm ngành Cử nhân công nghệ (CNx): 6,5-7,5

-  Các nhóm ngành kinh tế-quản lý (KQx): 7,0-7,5

-   Ngành Ngôn ngữ Anh (TAx): 6,5-7,5

-   Các chương trình đào tạo quốc tế (QTx): 6,0-7,0

Tương tự, theo thống kê của ĐH Y Hà Nội, số lượng thí sinh đạt điểm cao nộp vào ngành Bác sỹ đa khoa rất lớn nên dự kiến điểm chuẩn ngành này sẽ rất cao.

Tính đến hết ngày 9/8, ngành Bác sỹ đa khoa đã nhận được 484 hồ sơ nhưng có đến 467 em có mức điểm từ 26,0 trở lên.

Ngành Bác sỹ Đa khoa có số lượng đăng ký nguyện vọng 1 nhiều nhất với 476 hồ sơ, tiếp đến là ngành bác sỹ Y học dự phòng và bác sỹ Y dược học cổ truyền với 40 hồ sơ.

Số thí sinh đăng ký NV2 vào ngành Bác sỹ Răng Hàm Mặt với 335 hồ sơ. Như vậy, có nhiều thí sinh chọn NV1 là Bác sỹ Đa khoa và NV2 là Bác sỹ Răng Hàm Mặt.

Đối với ngành Bác sỹ Đa khoa, mức tổng điểm xét tuyển cao nhất (đã bao gồm điểm ưu tiên) là 32,25. Hiện tại đã có 2 thí sinh đạt 32,25 điểm.

Số thí sinh đạt từ 26,75 trở lên là 441 em, từ 27,0 trở lên là 425 em.

Chỉ tiêu của ngành Bác sỹ Đa khoa năm nay là 500 thí sinh. Theo thông lệ hàng năm, số lượng tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển của ĐH Y Hà Nội dao động trong phạm vi từ 50-100 em. Như vậy số chỉ tiêu còn lại để xét tuyển chi dao động ở mức 400-450.

Vì vậy, những thí sinh đạt từ 27 điểm trở lên mới có nhiều cơ hội trúng tuyển vào ngành Bác sỹ Đa khoa.

Các ngành khác của ĐH Y Hà Nội như Răng- Hàm- Mặt cũng hút được lượng thí sinh có điểm cao nộp vào và dự kiến điểm chuẩn của ngành này cũng khá cao.

Đại học Dược Hà Nội vừa đưa ra thống kê số lượng đăng ký xét tuyển tính đến 17h ngày 8/8. Hiện tại, 675 thí sinh đã nộp hồ sơ xét tuyển vào trường nhưng với mức điểm rất cao.

H Dược Hà Nội cho biết, năm 2015 nhà trường tuyển 550 chỉ tiêu trong đó bao gồm 70 thí sinh diện tuyển thẳng trúng tuyển, 22 thí sinh từ các trường ĐH dự bị, 9 thí sinh cử tuyển, 4 thí sinh nước ngoài. Như vậy số chỉ tiêu còn lại là khoảng 445 chỉ tiêu.

Theo thống kê của ĐH Dược Hà Nội, số thí sinh đạt tổng  25,0 điểm trở lên là 548 em. Tổng số thí sinh đạt ở mức 25,5 điểm trở lên là 491 em.

Số thí sinh đạt từ 25,75 điểm trở lên là 463 em và từ 26,0 điểm trở lên là 431.

Hiện tại, điểm chuẩn dự kiến của ĐH Dược Hà Nội là 26,0 điểm.

Trong khi đó, điểm trúng tuyển vào ĐH Dược Hà Nội năm 2014 chỉ là 23,5 điểm với 574 thí sinh trúng tuyển.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Ngư dân treo cờ mới chuẩn bị đón Tết trên biển. Ảnh: Lệ Thủy

Tết giữa đại dương

TP - Trong khi người người, nhà nhà tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với gia đình, thì ở cảng cá Thọ Quang (TP. Đà Nẵng), các ngư dân miền Trung cũng đang tất bật chuẩn bị cho chuyến đi biển dài ngày và đón một cái Tết nữa giữa đại dương.
Về Vĩnh Sơn nghe chuyện làng rắn

Về Vĩnh Sơn nghe chuyện làng rắn

TP - Làng rắn Vĩnh Sơn (xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) gắn liền với truyền thống săn bắt rắn tự nhiên của người dân vào mùa xuân ấm áp. Theo thời gian, nơi đây hình thành làng nghề truyền thống nuôi rắn, mang lại cuộc sống đủ đầy cho người dân.
Thuần hóa 'thủy quái' trên dòng sông chảy ngược

Thuần hóa 'thủy quái' trên dòng sông chảy ngược

TP - Trước đây trên dòng sông chảy ngược có vô số loài cá "khủng". Người dân tộc thiểu số nơi đây có cách săn cá độc đáo, vừa bắt được cá vừa bảo vệ dòng sông đã bao đời gắn bó với họ. Theo thời gian, loài cá này dần khan hiếm. Để bảo tồn loài cá quý, một số người dân tiên phong thuần hóa chúng ở ao hồ nước tĩnh. Bước đầu thành công đã giúp họ tăng thêm thu nhập, góp phần phát triển kinh tế của địa phương.
Nghiệp đoàn trắng đêm

Nghiệp đoàn trắng đêm

TP - Khi phố phường đã chìm vào giấc ngủ, chợ đầu mối Hòa Cường (TP Đà Nẵng) vẫn nhộn nhịp người và xe cộ vào ra. Gần Tết, đoàn xe nông sản khắp nơi đổ về nhiều hơn, đồng nghĩa với những người làm nghề cửu vạn quần quật từ đêm đến sáng giữa tiết trời mưa lạnh. Nghiệp đoàn bốc xếp vận chuyển trắng đêm ở chợ đầu mối dẫu nhọc nhằn, nhưng ai cũng gắng chịu rét để Tết ấm hơn.
Năm Tỵ nói chuyện làm giàu từ rắn

Năm Tỵ nói chuyện làm giàu từ rắn

TP - Lâm Đồng những ngày này, đất đỏ cao nguyên đang khoe sắc xanh của những cánh đồng cà phê. Nhưng ở một góc xã Quảng Trị, một câu chuyện khởi nghiệp mới mẻ lại đang tạo dựng những kỳ tích khác biệt. Đó là câu chuyện của gia đình chị Tô Thị Cúc, người đã thành công với mô hình nuôi rắn ráo trâu, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của cả vùng đất này.
Một số tranh làng Sình

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

TP - Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.
Phụ nữ dân tộc Thái tham gia khua luống

Nhịp điệu ấm no

TP - Đến với các thôn người Thái ở xã vùng biên giới tỉnh Đắk Lắk, những bản hoà tấu chứa đựng tâm hồn, tình cảm và cốt cách của người dân nơi này như níu chân lữ khách. Mảnh đất này luôn đong đầy những kỷ niệm đẹp về tình quân dân biên giới.
Bà Trương Thị Thống, Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất võng gai ở xóm Long Thọ, xã Giai Xuân chia sẻ về cách làm võng gai

Đung đưa nhịp võng gai người Thổ

TP - Từ những cây gai hoang dại mọc trong rừng, với sự sáng tạo cùng bàn tay tài hoa của những người phụ nữ đồng bào Thổ ở Tân Kỳ (Nghệ An) đã tạo nên chiếc võng tinh xảo, đặc sắc. Qua thời gian, nghề đan võng gai nơi đây bị mai một nhưng những người có tâm huyết vẫn giữ nghề, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của quê hương, của đồng bào dân tộc Thổ.
Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

TP - Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.