Kết hợp "homestay" và dạy tiếng anh cho trẻ em

Kết hợp "homestay" và dạy tiếng anh cho trẻ em
SVVN - Trần Thị Mỹ (sinh năm 1986, cựu sinh viên khoa Anh văn, trường ĐH Sài Gòn) đã can đảm từ bỏ công việc tốt tại nước ngoài, trở về Việt Nam thực hiện đam mê kinh doanh “homestay” kết hợp dạy tiếng Anh.

Mô hình tuy mới lạ nhưng thu hút nhiều khách du lịch và học viên tham gia.

Ấp ủ giấc mơ dạy tiếng Anh cho trẻ em

“Năm học lớp 6, mình đã từng có ý định... tự tử vì học tiếng Anh rất tệ. Nhưng lại thấy thương ba mẹ quá, nhà không có điều kiện mà vẫn cố gắng lo cho mình học hành đàng hoàng. Rồi mình quyết tâm học thật tốt tiếng Anh. Mình bắt đầu học từ các bạn giỏi trong lớp, kiếm sách tiếng Anh để học. Mặc dù chẳng hiểu gì mấy và còn hay ngủ gật nhưng dần dần, mình đã có hứng thú với tiếng Anh hơn, điểm học tập cao dần. Chẳng bao lâu, mình đã đủ tự tin đăng ký tham gia thi học sinh giỏi tiếng Anh cấp trường, thành phố, tỉnh và từng lọt vào đội tuyển dự thi quốc gia môn tiếng Anh của tỉnh Bình Thuận”, Mỹ chia sẻ.

Trước đây, Phan Thiết không có nhiều khách nước ngoài như hiện nay, Mỹ phải ngồi tự tưởng tượng ra tình huống và tự tập nói chuyện. Chị cũng phải nghe băng cátxét, rồi bắt chước đọc y chang vậy, để tập ngữ điệu và độ lưu loát khi nói. Lúc đó, hàng xóm đi ngang qua, nhìn Mỹ học, còn lắc đầu ngao ngán, vì nghĩ rằng con bé “không được bình thường”. Các bạn trong lớp thì cười chê và chọc ghẹo vì giọng đọc tiếng Anh hơi “điệu" của Mỹ.

Nhưng bất chấp tất cả, Mỹ không hề nản lòng mà càng cố gắng hơn mỗi ngày. “Người Việt rất muốn tiếp xúc, nói chuyện với người nước ngoài nhưng còn hạn chế về ngoại ngữ, hoặc có những bạn tiếng Anh khá tốt nhưng khi nói lại sử dụng văn phong học thuật, cách dùng từ không phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp hằng ngày. Số khác lại lúng túng, thiếu tự tin, do vẫn còn thói quen suy nghĩ bằng tiếng Việt, sau đó, mới dịch hoặc sắp xếp lại từ ngữ... nên phản xạ chậm... Đó là lý do mình quyết định mở lớp tiếng Anh để giúp các bạn tự tin giao tiếp với người nước ngoài”, Mỹ nói

Mỹ quyết định trở về nước, sau hai năm sinh sống và làm việc tại nước ngoài để tổ chức lớp dạy tiếng Anh, trong đó có lớp dành cho các em nhỏ. Lớp tiếng Anh “Cô Tư’s Homestay” của Mỹ ra đời. Riêng các bạn nhỏ chỉ học vào sáng thứ Bảy và Chủ Nhật. Sắp tới, lớp học sẽ có thêm nhiều hoạt động ngoại khóa cho các bé dạn dĩ, tự tin, có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với người nước ngoài. Khó khăn lớn nhất với Mỹ là tìm được người dạy yêu trẻ và năng động, nhiệt tình, sáng tạo nhiều games, bài học thú vị để các bé không bị mất tập trung hoặc chán học”.

Kết hợp homestay và dạy tiếng anh cho trẻ em

Buổi hoạt động ngoại khóa để các bạn học viên vui chơi, trải nghiệm.

Kết hợp kinh doanh và dạy học

Mỹ tâm sự: “Lương, thưởng, sếp, chế độ đãi ngộ, ngày nghỉ phép... mọi thứ đối với mình đều rất tốt, cho đến khi mình chán và thấy không còn gì để thử thách nữa. Nghe có vẻ hơi “khùng" nhưng thực sự, mình là người thích bị áp lực hơn là làm một việc gì đó lặp đi lặp lại. Đó cũng là lý do mình quyết định từ bỏ một công việc tốt tại nước ngoài để về hẳn Việt Nam, tìm kiếm điều mới mẻ”. Mỹ nảy ra ý tưởng làm “homestay” khi cùng mẹ du lịch tại đảo Lý Sơn và nghỉ dưỡng tại một “homestay” khá thú vị. Chị chợt nhận ra, Bình Thuận cũng là điểm đến lý tưởng, với nhiều nét độc đáo.

Hiện tại, Mỹ đang quản lý hai chi nhánh “Cô Tư’s Homestay” tại Mũi Né và Phan Thiết. Ngoài ra, cô chị còn là giáo viên dạy tiếng Anh cho các lớp tiếng Anh “Cô Tư’s Homestay”, gồm  3 lớp chính: Nội trú, giao tiếp và lớp cho các em nhỏ. “Homestay trong Phan Thiết về cơ bản là căn nhà cấp bốn của ba mẹ mình nên còn hạn chế về tiện nghi, vật chất. Mình đang muốn kết hợp “homestay” và dạy tiếng Anh thành “Homestay Tiếng Anh", nên mình sẽ chuyển khách ra Mũi Né, chủ yếu sẽ nhận khách nước ngoài tại Phan Thiết để các bạn có môi trường học tiếng Anh tốt hơn”, Mỹ chia sẻ.

Theo Báo Sinh Viên Việt Nam số 45
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Người trẻ trong hành trình giữ gìn nghệ thuật múa rối nước

Người trẻ trong hành trình giữ gìn nghệ thuật múa rối nước

SVVN - Trong dòng chảy văn hóa Việt Nam, múa rối nước là một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, mang đậm hồn quê với lịch sử hàng trăm năm. Đằng sau tấm mành che, có những diễn viên trẻ vẫn hết lòng đem đến cho khán giả những giá trị văn hoá lâu đời, dung dưỡng những trái tim trẻ với ước vọng theo nghề, giữ nghiệp.
Từ giảng đường Hungary đến danh hiệu ‘Sinh viên 5 tốt’ cấp Trung ương

Từ giảng đường Hungary đến danh hiệu ‘Sinh viên 5 tốt’ cấp Trung ương

SVVN - Giữa hàng nghìn du học sinh Việt Nam, Lưu Hải Nam (ngành Quan hệ Quốc tế, ĐH Công giáo Pázmány Péte, Hungary) đã làm nên điều đặc biệt: Chinh phục danh hiệu ‘Sinh viên 5 tốt’ cấp Trung ương. Đây không chỉ là thành tích cá nhân xuất sắc mà còn là niềm tự hào của cộng đồng du học sinh Việt trên đất châu Âu.
Thủ khoa Sư phạm Âm nhạc cùng hành trình chinh phục chứng chỉ ABRSM và lan tỏa tình yêu Piano đến người trẻ

Thủ khoa Sư phạm Âm nhạc cùng hành trình chinh phục chứng chỉ ABRSM và lan tỏa tình yêu Piano đến người trẻ

SVVN - Phạm Nguyễn Phương Thảo (sinh năm 1991) hiện là giáo viên dạy Piano. Cô đã ghi dấu ấn với loạt thành tích ấn tượng: Huy chương Vàng tại “Liên hoan Casio Festival” năm 2004 và 2007, thủ khoa đầu vào chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc Đại học Sài Gòn năm 2009 với hai điểm 10 tròn, và chứng chỉ ABRSM xuất sắc loại Distinction. Với trái tim yêu nghề và khát khao cống hiến, Thảo không ngừng chinh phục những cột mốc mới, lan tỏa tình yêu Piano đến thế hệ trẻ.
Miền Bắc rét kỷ lục từ đầu mùa, giới trẻ nô nức lên núi 'săn' băng giá

Miền Bắc rét kỷ lục từ đầu mùa, giới trẻ nô nức lên núi 'săn' băng giá

SVVN - Đợt rét đậm những ngày qua, với nhiệt độ xuống thấp kỷ lục đang biến miền Bắc nước ta thành một bức tranh mùa Đông tuyệt đẹp. Những bạn trẻ đam mê xê dịch không ngại cái lạnh cắt da, ùn ùn kéo nhau đến Sa Pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), hay các vùng núi cao Tây Bắc để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của băng giá.