Kết quả bài thi Đánh giá năng lực hướng tới nhiều mục đích

SVVN - Năm 2021, ĐHQG Hà Nội tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) học sinh TPHT phục vụ nhiều mục đích, đó là nội dung cuộc phỏng vấn PGS. TS Nguyễn Hoàng Hải - Phó Giám đốc thường trực ĐHQG Hà Nội.

Thưa Phó Giám đốc Nguyễn Hoàng Hải, ông có thể thông tin về bài thi ĐGNL học sinh THPT của ĐHQG Hà Nội năm 2021?

Trên cơ sở ứng dụng khoa học đo lường chất lượng giáo dục đã áp dụng cho bài thi ĐGNL các năm 2015 và 2016, ĐHQG Hà Nội đã giao cho Trung tâm Khảo thí là đơn vị chuyên môn xây dựng bài thi ĐGNL học sinh THPT.

Kết quả bài thi Đánh giá năng lực hướng tới nhiều mục đích ảnh 1 PGS. TS Nguyễn Hoàng Hải - Phó Giám đốc thường trực ĐHQG Hà Nội.

Khác với những năm trước, bài thi ĐGNL trong giai đoạn tới đây tiếp cận theo hướng đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông một cách toàn diện hơn, phù hợp khoa học khảo thí hiện đại. Ba nhóm năng lực chính cần đánh giá gồm: Sáng tạo và giải quyết vấn đề; năng lực Toán, tiếng Việt, tư duy ngôn ngữ, lập luận, logic, tính toán và xử lý số liệu; tự khám phá và ứng dụng công nghệ/khoa học (tự nhiên - xã hội). Do đó, kết quả bài thi ĐGNL hướng tới nhiều mục đích: Đánh giá năng lực học sinh THPT để phân loại sau khi tốt nghiệp THPT; tư vấn cho hoạt động dạy và học, đảm bảo chất lượng giáo dục; dự báo chất lượng nhân lực phổ thông; phục vụ công tác tuyển sinh và dự báo kết quả học tập bậc đại học; hướng nghiệp cho học sinh… 

Xin ông cho biết những điểm mới của bài thi ĐGNL học sinh THPT so với bài thi ĐHQG Hà Nội đã tổ chức năm 2015 - 2016?

Bài thi ĐGNL tiếp cập theo hướng phi truyền thống (học và thi theo khối hay tổ hợp) nhằm đánh giá toàn diện năng lực học sinh THPT đang theo học chương trình giáo dục phổ thông cũ (ban hành 2006) và tiếp nối chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (năm 2018). Do đó, bài thi ĐGNL học sinh THPT tiếp cận theo hướng đánh giá năng lực toàn diện học sinh THPT chứ không đơn thuần phục vụ tuyển sinh đại học như giai đoạn 2015 - 2016.

Về cấu trúc, bài thi ĐGNL gồm 3 hợp phần: 

- Phần 1: Tư duy định lượng gồm 50 câu hỏi thực hiện trong 75 phút;

- Phần 2: Tư duy định tính có 50 câu hỏi, 60 phút;

- Phần 3: Khoa học gồm 50 câu hỏi thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội, 60 phút.

Thí sinh làm bài thi trên máy tính, câu hỏi trắc nghiệm khách quan (lựa chọn 1 trong 4 đáp án) và câu hỏi điền đáp án, thời gian làm bài là 195 phút, thang điểm 150 điểm.

Năm 2021, việc chấm điểm thực hiện theo quy trình: câu trả lời đúng được 1 điểm, câu trả lời sai không tính điểm. Thí sinh biết điểm thi từng phần và tổng điểm ngay sau khi hoàn thành bài thi, tra cứu kết quả thi trên cổng: www.khaothi.vnu.edu.vn. Giấy chứng nhận kết quả thi được gửi tới thí sinh sau 14 ngày dự thi.

Ông có thể thông tin về công tác tổ chức kì thi này của ĐHQG Hà Nội?

Từ năm 2020, ĐHQG Hà Nội đã giao cho Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN là đơn vị chuyên môn tổ chức kỳ thi ĐGNL học sinh THPT một cách chuyên nghiệp, hiệu quả, tiết kiệm chi phí xã hội và đảm bảo tối đa quyền lợi cho học sinh.

Kết quả bài thi Đánh giá năng lực hướng tới nhiều mục đích ảnh 2 Năm 2021, ĐHQG Hà Nội tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực học sinh TPHT phục vụ nhiều mục đích.

Đến nay, chúng tôi đã xây dựng kịch bản chi tiết cho các đợt thi năm 2021. Đề thi được rà soát từ hơn 12.000 câu hỏi của ngân hàng đề thi ĐGNL năm 2016 để lựa chọn những nhóm câu hỏi phù hợp với 3 nhóm năng lực xác định nêu trên, kết hợp với hơn 3.500 câu hỏi được xây dựng trong giai đoạn 2017 - 2020. Với số lượng câu hỏi phong phú sẽ đảm bảo tính toàn diện của kỳ thi, đáp ứng sự cân bằng độ khó của từng đề thi cho mỗi học sinh tham dự nhiều đợt trong năm. Bài thi mẫu sẽ được công bố trước ngày 15/3/2021. 

Năm nay, Trung tâm Khảo thí ĐHQG Hà Nội sẽ tổ chức nhiều đợt thi, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Thí sinh đăng ký trực tuyến đợt thi đầu tiên từ ngày 1/4/2021 tại địa chỉ www.khaothi.vnu.edu.vn. Thí sinh được lựa chọn ngày thi, ca thi, đợt thi phù hợp với kế hoạch cá nhân; được thay đổi thời gian thi trước 14 ngày dự thi. ĐHQG Hà Nội ứng dụng tối đa công nghệ thông tin để tăng tính chủ động cho thí sinh và tiết kiệm chi phí xã hội.

Căn cứ vào tình hình thực tế, đơn vị tổ chức thi sẽ xác định quy mô phù hợp cho từng đợt thi, điểm thi. Theo báo cáo của Trung tâm Khảo thí, năm 2021, quy mô dự kiến khoảng 10.000 thí sinh đăng ký dự thi, chủ yếu ở địa bàn Hà Nội.

Ông có đề cập một trong những mục tiêu của kỳ thi ĐGNL năm nay là phục vụ công tác tuyển sinh đại học? Xin ông cho biết cụ thể hơn là thí sinh và các cơ sở giáo dục đại học sử dụng kết quả bài thi này như thế nào cho hoạt động xét tuyển?

Như đã thông tin ở trên, bài thi ĐGNL học sinh THPT phục vụ nhiều mục đích trong đó có sử dụng để tuyển sinh đại học và hướng nghiệp cho học sinh. Công tác thi và tuyển sinh là hoàn toàn tách biệt. Tất cả các chương trình đào tạo đại học ở ĐHQG Hà Nội sẽ dành chỉ tiêu, tiêu chí phù hợp để xét tuyển đối với các thí sinh sử dụng kết quả bài thi ĐGNL học sinh THPT (mã bài thi Q00) bên cạnh các phương thức xét tuyển đã áp dụng năm 2020.

Kết quả bài thi Đánh giá năng lực hướng tới nhiều mục đích ảnh 3 Sinh viên trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) tại Lễ nhận bằng tốt nghiệp. Ảnh: DƯƠNG TRIỀU

Trường hợp các trường đại học bên ngoài sử dụng kết quả bài thi ĐGNL để xét tuyển thì có gặp trở ngại gì không thưa ông?

Hiện nay, công tác thi và tuyển tách hoàn toàn nhau. Các trường đại học trong và ngoài ĐHQG Hà Nội có nhiều phương thức xét tuyển khác nhau. Về phía đơn vị tổ chức thi, ĐHQG Hà Nội sẵn sàng chia sẻ nguồn lực, kết quả bài thi ĐGNL học sinh THPT với các cơ sở giáo dục đào tạo để đạt mục tiêu đề ra. Riêng đối với hoạt động tuyển sinh đại học, việc giảm tỉ lệ ảo là điều luôn được quan tâm nên nếu các trường đại học cùng phối hợp tuyển sinh sẽ hạn chế được lượng thí sinh ảo từ nhiều nguồn xét tuyển khác nhau. ĐHQG Hà Nội tạo mọi điều kiện để công tác xét tuyển và lọc ảo diễn ra thuận lợi.

Ông có lời khuyên gì dành cho các thí sinh đăng ký tham dự thi ĐGNL của ĐHQG Hà Nội năm 2021?

Bài thi ĐGNL của ĐHQG Hà Nội nhằm mục đích đánh giá năng lực của các ứng viên (học sinh THPT, thí sinh tự do). Các bạn học sinh đăng ký tham dự kỳ thi tránh học tủ, học lệch hay ôn luyện tại bất kỳ nơi nào và dành thời gian ôn tập lại kiến thức, rèn luyện kỹ năng, tác phong, thái độ trước khi thi. Trường hợp thí sinh sử dụng kết quả bài thi để xét tuyển đại học hãy tìm hiểu thông tin Đề án tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học, tham khảo bài thi mẫu trước khi đăng ký dự thi. Cổng thông tin đăng ký dự thi trực tuyến bắt đầu mở từ ngày 1/4/2021 tại địa chỉ: www.khaothi.vnu.edu.vn hoặc  www.cet.vnu.edu.vn

Xin cảm ơn ông!

MỚI - NÓNG
Bạn trẻ hào hứng check-in quán cà phê với 'nhân viên' là những chú chuột Capybara
Bạn trẻ hào hứng check-in quán cà phê với 'nhân viên' là những chú chuột Capybara
SVVN - Mới đây, một quán cà phê kết hợp kinh doanh đồ uống và thú nuôi tại Hà Nội “hot” rần rần bởi sự độc lạ khác hẳn với các loại hình kinh doanh cà phê khác như cà phê mèo, hay cà phê bò sát. Ở đây, chủ quán thuê “nhân viên” là chuột lang nước (Capybara) được mệnh danh là “chiến thần ngoại giao” trong thế giới động vật.

Có thể bạn quan tâm

Sinh viên xuất sắc trường ĐH Sư phạm TP. HCM được Sở GD - ĐT TP. HCM phân công về trường chuyên

Sinh viên xuất sắc trường ĐH Sư phạm TP. HCM được Sở GD - ĐT TP. HCM phân công về trường chuyên

SVVN - Sở GD - ĐT TP. HCM vừa thông tin về việc phân công nhiệm sở cho ứng viên trúng tuyển kỳ tuyển dụng viên chức của Thành phố từ nguồn sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ năm 2024. Theo đó, Sở sẽ phân công sinh viên xuất sắc trúng tuyển đợt tuyển dụng viên chức vừa rồi về công tác tại trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa.
Tuyển quân 2025: Bộ Quốc phòng chú trọng chất lượng, ưu tiên công dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng

Tuyển quân 2025: Bộ Quốc phòng chú trọng chất lượng, ưu tiên công dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng

SVVN - Bộ Quốc phòng vừa ban hành hướng dẫn, chính thức khởi động công tác tuyển quân 2025. Với quy trình chặt chẽ và tiêu chuẩn sức khỏe nghiêm ngặt, sẽ chỉ có một đợt tuyển quân duy nhất vào tháng Hai. Đặc biệt, Bộ Quốc phòng tập trung tuyển chọn công dân đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng để nâng cao chất lượng đội ngũ quân nhân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Người truyền lửa cho thế hệ trẻ tại trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Người truyền lửa cho thế hệ trẻ tại trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

SVVN - Cô Đỗ Thị Lam - Giảng viên khoa Âm nhạc, trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa là một trong những giáo viên trẻ tiêu biểu được tuyên dương trong chương trình 'Nhà giáo trẻ tiêu biểu' 2024. Đam mê âm nhạc và nỗ lực cống hiến trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoạt động xã hội, cô Lam là tấm gương sáng, truyền cảm hứng mạnh mẽ cho thế hệ trẻ trong hành trình học tập và phát triển nghề nghiệp.
Người thầy vùng cao và hành trình gieo mầm ước mơ giữa gian khó

Người thầy vùng cao và hành trình gieo mầm ước mơ giữa gian khó

SVVN - Về với vùng cao tỉnh Thái Nguyên, nơi điều kiện học tập còn lắm gian nan, thầy giáo Mai Ngọc Tú đã dành gần hai thập kỷ tận tụy cống hiến, thắp lên hy vọng và ươm mầm tương lai cho bao thế hệ học trò nghèo. Vượt qua muôn vàn khó khăn, câu chuyện của thầy là minh chứng sống động cho tình yêu nghề và nhiệt huyết.
‘Thầy giáo quân hàm xanh’ mang ánh sáng tri thức đến vùng biên viễn Mường Lát

‘Thầy giáo quân hàm xanh’ mang ánh sáng tri thức đến vùng biên viễn Mường Lát

SVVN - Với tâm huyết đem tri thức đến đồng bào dân tộc Mông nơi vùng biên giới heo hút, Thiếu tá Hơ Văn Di (nhân viên vận động quần chúng Đồn Biên phòng Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) đã miệt mài 'cõng chữ lên non' suốt nhiều năm qua. Đêm xuống, khi ánh đèn bừng sáng tại lớp học xóa mù chữ ở bản Pa Búa, cũng là lúc ‘người thầy quân hàm xanh’ bắt đầu hành trình giúp bà con nơi đây thoát khỏi bóng tối mù chữ, mở ra cánh cửa tri thức và một tương lai tươi sáng.