Khi trái tim ta là… 'thùng thuốc nổ'

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Vì sao khi mái ấm tan vỡ, trở thành người xưa của nhau, nhiều người lại sẵn sàng “nã đạn” vào người từng một thời là vợ/chồng mình? Vì sao văn hóa hậu ly hôn nói dễ nhưng làm không dễ?

Chuyên gia tâm lý, giáo sư, tiến sĩ Vũ Gia Hiền (Hiệu trưởng Trường trung cấp Âu Việt, Q.Gò Vấp, TP.HCM):

Thưa giáo sư, có một thực tế là những người sau ly hôn thường tận dụng cơ hội để “choảng” cố nhân, vì sao lại như vậy?

Giáo sư, tiến sĩ Vũ Gia Hiền: Gốc của mọi rắc rối là sự căm thù đấy bạn!

* Nhiều người vẫn muốn yên ổn nhưng đối phương cứ khiêu khích…

- Lắm khi đối phương chẳng khiêu khích, mà cái gốc của vấn đề là ở sự nhạy cảm của ta. Lên facebook, thấy hình người xưa, tự nhiên… “sôi gan”, đọc những dòng tâm sự bâng quơ, tự nhiên vơ vào mình, cảm thấy người ấy nhắm đến mình. Khi ly hôn mà chưa trút được oán hận, ta sẽ trở thành “thùng thuốc nổ”. Thuốc nổ ấy được tích hợp từ kiêu ngạo, từ cái tôi ích kỷ.

Nếu ai cũng ý thức bản thân là thùng thuốc nổ thì đã tìm cách xả bỏ, dìm xuống nước, đợi phân hủy theo thời gian hay ít nhất là giữ một cự ly an toàn, không xáp lại ngòi nổ. Sau ly hôn, liền có một cuộc kết hôn nữa - giữa thuốc nổ và ngòi nổ. Rồi chỉ trích, trả đũa qua lại khiến hai bên liên tục châm ngòi cho nhau, tạo nên vòng luẩn quẩn, ngớ ngẩn, tai hại. Nếu không ai dập tắt, sẽ xảy đến những hệ lụy khôn lường.

* Làm thế nào để ta nhìn nhận bản thân và học lối ứng xử có văn hóa với người xưa, thưa giáo sư?

- Ly hôn, mỗi người nên nhìn nhận ta đã kém tử tế với nhau, không đáp ứng được tình cảm, mưu cầu hạnh phúc của đối phương. Bao dung là một sức mạnh. Mà cho người kia một lối thoát cũng là cho mình đấy thôi! Nhiều người e “làm xấu” thì con cái sẽ bị tổn thương, thực ra, điều đáng sợ nhất là chính mình bị mất mát từ hành xử thiếu kiểm soát ấy. Không có lý do gì để ta bán rẻ ý thức hoàn thiện bản thân, để không cần tiếp tục sống tốt. Rồi trong hành trình khôn lớn, con cái biết soi vào gương nào, cha hay mẹ hay không ai cả?

Nghệ thuật ứng xử với người xưa chỉ đơn giản là trao nhau một nụ cười, một sự vui vẻ, tôn trọng. Nếu chẳng vui vẻ được như người thân, bạn bè của nhau thì hãy là người dưng, là ai đó bàng quan qua đường, miễn không là kẻ thù. Mặc kệ nếu người ấy có những hành động đáng lo. Anh ấy/cô ấy sẽ tự trả giá cho những việc làm trong đời của riêng mình.

Bạn đừng kỳ vọng tiếp tục cải sửa vì sự gắn kết hậu ly hôn có thể “gây nổ”. Hãy bọc môi lại, đừng nói; nắm chặt tay lại, đừng làm. Cùng nhau giải quyết hậu quả, thu dẹp “đám cháy” để sống, để ước mơ, tạo dựng… Trách nhiệm mỗi người đến đâu thì làm đến đấy. Nếu gặp trục trặc, không nói được với nhau thì tìm trung gian giúp đỡ, có thể nhờ đến pháp luật nhưng đừng để pháp luật phải hỏi tội ai.

* Xin cảm ơn giáo sư!

Tô Diệu Hiền
Theo Theo Phunuonline
MỚI - NÓNG
Nắng nóng gay gắt còn tiếp diễn ở miền Bắc, miền Trung trong các tháng tớiẢnh: Như Ý
Nắng nóng gay gắt sắp tái diễn
TP - Từ nay đến hết tháng 5, miền Bắc và miền Trung có thể đón 2 đợt nắng nóng gay gắt, nhiều nơi có khả năng xuất hiện nắng nóng đặc biệt gay gắt với mức độ khốc liệt tương đương đợt nắng nóng cuối tháng 4.
Tác phẩm dự thi Vẽ bìa Quyển sách tôi yêu của em Phan Phương Linh, lớp 11K, THPT chuyên Long An
Một thoáng tranh luận về 'dâm thư' của Ocean Vương
TP - Gần đây các vị phụ huynh đã chịu khó đọc cùng con hơn. Thể hiện qua vụ bài thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh được đưa vào sách giáo khoa bị chê hồi tháng 10/2023. Và mới đây là "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" bị một phụ huynh có con học trường quốc tế ở TPHCM cho là “dâm thư”.
Học sinh bậc THPT thường gặp nhiều khó khăn, áp lựcẢnh: PV
Học sinh bối rối chọn ngành nghề
TP - Học sinh THPT ở độ tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp cũng như chịu nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và hỗ trợ tư vấn, điều trị kịp thời.