Khởi nghiệp ngay, sạt nghiệp luôn

SVVN - Bản chất kinh doanh luôn luôn gắn liền với nợ khi doanh nghiệp cần vốn để phát triển. Nợ có bản chất không phải là xấu mà xấu khi và chỉ khi người chủ doanh nghiệp hay sáng lập khởi nghiệp sử dụng nợ sai phương pháp, sai mục tiêu dẫn tới không thể kinh doanh hiệu quả gây nợ xấu – không trả được nợ cho ngân hàng.
Khởi nghiệp ngay, sạt nghiệp luôn ảnh 1

Anh Vũ Tuấn Anh là tác giả của sách "Khởi nghiệp ngay - Sạt nghiệp luôn". 

Khởi nghiệp ngay sạt nghiệp luôn có bản chất là người sáng lập đã không  nhận thức rủi ro của dự án khởi nghiệp của chính mình gây ra nợ xấu không thể thanh toán được – sạt nghiệp luôn. Nguyên nhân của sạt nghiệp có thể do sáng lập hoang tưởng vào khả năng bản thân của mình, về độ lớn thị trường, về năng lực triển khai của nhóm hay công nghệ mà mình đang sở hữu. Có rất nhiều lý do gây ra khởi nghiệp ngay –sạt nghiệp luôn như quyển sách cùng tên đã đề cập.

Bài viết này tác giả sách "Khởi nghiệp ngay – Sạt nghiệp luôn" muốn chia sẻ suy nghĩ về cách thức Việt Nam đang thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên thực tế sau 4 năm từ 2016 có những vấn đề nghiêm trọng như thế nào trên thực tế ảnh hưởng sâu sắc tới kết quả cuối cùng.  Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đang thúc đẩy các bạn trẻ hiểu sai và ngộ nhận khởi nghiệp  dẫn tới vòng xoáy ảnh hưởng không tốt tới tất cả thành phần hệ sinh thái khởi nghiệp bao gồm chính bản thân sáng lập, gia đình, bạn bè, ngân hàng, cộng đồng và xã hội khi những dư án , sáng lập khởi nghiệp phá sản ngày càng nhiều trong xã hội. Một sáng lập khởi nghiệp thất bại, một dự án khởi nghiệp phá sản sẽ là một biểu tượng truyền thông tiêu cực tác động tới toàn thể xã hội và cộng đồng. Chúng ta có thể thấy qua bài học phá sản của những startup đình đám như Wefit trên truyền thông. Tiếng lành đồn xa nhưng tiếng dữ còn đồn xa lan sâu và được chia sẻ rộng rãi hơn nữa trong đời thường cũng như xã hội. Cả hệ sinh thái khởi nghiệp cố gắng truyền thông những điều tích cực hay tốt đẹp tới đâu đi nữa nhưng chỉ cần vài startup như Wefit phá sản sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới toàn bộ hệ sinh thái. 

Theo như định nghĩa khởi nghiệp mà hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đang thúc đẩy đó là sáng lập cần phải kiến tạo doanh nghiệp sử dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm giải quyết một vấn đề tồn tại trong xã hội hay thị trường. Quy mô và tốc độ gia tăng của vấn đề theo thời gian sẽ quyết định độ lớn và khả năng thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp. Khi một sáng lập khởi nghiệp quyết định thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp thì sáng lập sẽ bắt đầu trở thành con nợ thông qua huy động vốn từ gia đình – family, bạn bè – friend và những người tin tưởng dự án ngay từ lúc đầu – fool. Trong quá trình vận hành, sáng lập phát triển tốt có thể vay tiền tín chấp – số tiền nhỏ hoặc vay thế chấp ngân hàng – tài sản đảm bảo. Nói chung, song hành với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của startup- lời hứa hẹn tương lai  thì số nợ của sáng lập tại hiện tại thực sẽ tăng theo.

Trên thực tế, rất ít dự án khởi nghiệp thành công mang lại số lợi nhuận kỳ vọng từ tương lai mà đa phần phá sản. Vậy khi phá sản thì số nợ sẽ được xử lý như thế nào trên thực tế. Đầu tiên, tiền nợ ngân hàng thông qua thế chấp tài sản sẽ được các ngân hàng thương mại xử lý theo phương thức phát mãi tài sản. Các ngân hàng thương mại với bề dày kinh nghiệm cũng như sự chuyên nghiệp sẽ ít khi gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ do họ có kinh nghiệm đánh giá tài sản thế chấp và chỉ cho vay tỷ lệ nhỏ trên tài sản cầm cố tại ngân hàng. Nợ ngân hàng tín chấp cũng sẽ được các ngân hàng thương mại xử lý triệt để thông qua các biện pháp kiên quyết thậm chí mang tính chất xã hội đen như báo chí phản ánh trong trường hợp gần đây trên thị trường. Thông thường, các sáng lập khởi nghiệp sẽ phải tìm mọi cách vay mượn tiếp người thân, bạn bè và gia đình để trả cho xong số nợ tín chấp này nếu muốn tiếp tục sống và làm việc yên ổn sau khi phá sản vì khởi nghiệp. 

Như đã nói ở trên, sạt nghiệp luôn đúng nghĩa  sẽ xảy ra với bản thân sáng lập vì sau khi xử lý nghĩa vụ nợ vay thế chấp và tín chấp với hệ thống ngân hàng được hệ thống luật pháp bảo vệ thì sáng lập khởi nghiệp hầu như sẽ chẳng còn gì về tài sản. Họ sẽ trở thành con nợ dài hạn không biết ngày nào trả được với bạn bè người thân và gia đình đã tin tưởng vào sáng lập mà cho vay  không điều kiện, không thế chấp.  Đau xót hơn nữa, sáng lập khởi nghiệp sẽ  còn dằn vặt vì họ cảm thấy chính họ đã đẩy những người thân yêu nhất của họ vào hoàn cảnh sạt nghiệp luôn một cách dây chuyền. 

Một dự án khởi nghiệp phá sản ngay là một cảnh đời sáng lập cùng gia đình bạn bè và người thân sạt nghiệp luôn vì những khoản nợ. Bản thân sáng lập và gia đình bạn bè sẽ là những hình mẫu thất bại truyền thông những mặt xấu của khởi nghiệp – đáng lẽ không nên có tới xã hội và hệ sinh thái. Xã hội mất đi một doanh nghiệp hiệu quả hoặc mất đi một lao động giỏi có thể tạo giá trị tốt hơn cho xã hội. Nền kinh tế mất đi một nguồn lực – vốn đầu tư đáng lẽ phải được hoạch định cẩn thận và hệ thống cho những hoạt động hay dự án kinh tế có hiệu quả hơn. Bản thân ngân hàng mất đi một doanh nghiệp đáng lẽ có thể phát triển bền vững để tạo ra doanh thu và lợi nhuận dài hạn.  Cộng đồng khởi nghiệp lại thêm một ví dụ thất bại không cần thiết bên cạnh hàng ngàn hàng chục ngàn bài học khác làm nản chí các bạn trẻ tham gia kiến tạo doanh nghiệp.  

Thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo cần phải được tư duy hệ thống theo hướng hệ thống và tạo giá trị bền vững cho tất cả mọi thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp. Khởi nghiệp cần phải gia tăng tỷ lệ thành công và giảm tỷ lệ rủi ro/ phá sản không trả được nợ để từ đó tất cả  sáng lập khởi nghiệp, bạn bè, gia đình, người thân, ngân hàng, xã hội... đều thu được giá trị từ phần thặng dư mà doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo kiến tạo ra.
Tác giả Vũ Tuấn Anh là chuyên gia Khởi nghiệp và Đổi mới Sáng tạo, tác giả sách “Khởi nghiệp ngay – Sạt nghiệp luôn”.
MỚI - NÓNG
Thạc sĩ Hoàng Thu Huyền: Hãy để ngòi bút của người làm báo trở thành cầu nối giữa trái tim tan vỡ và hy vọng phục hồi
Thạc sĩ Hoàng Thu Huyền: Hãy để ngòi bút của người làm báo trở thành cầu nối giữa trái tim tan vỡ và hy vọng phục hồi
SVVN - Tại Tọa đạm "Tác nghiệp báo chí về nội dung liên quan tới tổn thương tâm lý" do Đại sứ quán Canada, New Zealand, Na Uy và Thụy Sĩ phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Khoa Quan hệ Quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC) tổ chức mới đây, Thạc sĩ tâm lý Hoàng Thu Huyền – chuyên gia về sang chấn tâm lý của tổ chức Hagar Quốc tế tại Việt Nam, đã chia sẻ những góc nhìn sâu sắc về ảnh hưởng của sang chấn tới đời sống và nghề báo.
Sinh viên ký túc xá vật lộn trong giá rét đầu Đông
Sinh viên ký túc xá vật lộn trong giá rét đầu Đông
SVVN - Rét đậm đầu mùa khiến sinh hoạt của sinh viên tại các ký túc xá ở Hà Nội gặp không ít khó khăn. Từ việc giữ ấm trong phòng, tắm giặt, đến chuyện ăn uống tại căng tin đều trở thành thử thách lớn khi nhiệt độ giảm sâu. Dù đã cố gắng thích nghi, cái lạnh vẫn làm đảo lộn nhịp sống thường ngày của nhiều bạn trẻ.

Có thể bạn quan tâm

Tiến sĩ Khúc Thế Anh chia sẻ 'bí kíp' quản lý tài chính, giúp tân sinh viên không rơi vào 'bẫy' chi tiêu

Tiến sĩ Khúc Thế Anh chia sẻ 'bí kíp' quản lý tài chính, giúp tân sinh viên không rơi vào 'bẫy' chi tiêu

SVVN - Tiếp tục loạt bài viết chào đón các tân sinh viên năm học 2024-2025, Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong mời bạn gặp gỡ tiến sĩ Khúc Thế Anh, giảng viên Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Ông Khúc Thế Anh sẽ chia sẻ về kỹ năng quản lý tài chính dành cho tân sinh viên.
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Làm phóng sự hay, phải lặn giỏi!

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Làm phóng sự hay, phải lặn giỏi!

SVVN - Người làm phóng sự giỏi ngoài việc chắc kiến thức chuyên môn còn phải lặn giỏi, để thấy được 7 phần còn lại của tảng băng trôi. Bởi nếu đã bỏ công đi tìm thì phải tìm cho ra sự thật hoàn chỉnh. Đó chính là cốt lõi chia sẻ của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân trong một buổi nói chuyện với sinh viên báo chí Hà Nội.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Cách nào để được vào làm việc tại các tòa báo?

SVVN - Sáng nay, nhận được số báo đặc biệt, trên đó có bài viết của cậu con trai bên cạnh bài viết của người anh nổi tiếng đã đưa mình đến với nghề báo, mình sẽ trả lời câu hỏi của nhiều bạn sinh viên học báo chí hay hỏi mình: Làm thế nào để được vào làm việc tại các tòa soạn báo?
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Chọn ngành nghề vì thần tượng, rủi ro cao!

SVVN - Thằng cháu tôi cứ nằng nặc đòi theo học truyền thông vì muốn được giống như anh Lê Hồng Quang – Phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam tại châu Âu. Điều này hết sức bình thường trong cuộc sống và không chỉ có cháu tôi mà rất nhiều bạn trẻ khác đang chọn ngành học tương tự như vậy.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Giàu hơn TS Lê Thẩm Dương quá dễ?

SVVN - Cách đây mấy năm báo Sinh Viên Việt Nam- Hoa Học Trò luôn có rất đông cộng tác viên là sinh viên các trường đại học. Nhiều bạn đến toà soạn không chỉ để viết bài cộng tác mà còn để được tham gia tổ chức các sự kiện, thậm chí chỉ đến để nói chuyện chia sẻ thông tin với các anh chị phóng viên, biên tập viên.
Bạn có bao nhiêu bộ mặt?

Bạn có bao nhiêu bộ mặt?

SVVN -   Có bạn nữ inbox qua facebook tâm sự vừa quyết định chia tay bạn trai vì phát hiện ra sự khác biệt quá lớn giữa những gì người ấy thể hiện trên facebook cá nhân và thực tế cuộc sống.
Ga Cẩm Giàng và những ký ức tuổi trẻ

Ga Cẩm Giàng và những ký ức tuổi trẻ

SVVN -   “Cẩm Giàng” bỗng trở thành là từ khoá rất “hot” mấy hôm nay. Hà Nội ra thông báo ai từ Cẩm Giàng, Hải Dương lên cũng phải khai báo y tế. Nhiều tỉnh thành khác cũng có thông báo như vậy vì Cẩm Giàng có thể sẽ là một ổ dịch COVID-19 mới.