Không nên im lặng khi sập 'bẫy' việc làm

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Trong tọa đàm “Giúp sinh viên tránh bẫy việc làm dịp Tết” diễn ra chiều ngày 4/1 tại trường ĐH Nguyễn Tất Thành (cơ sở Q. 4) do Đoàn trường ĐH Nguyễn Tất Thành phối hợp cùng Chi Đoàn BĐD báo Tiền Phong tại TP. HCM và Trung tâm Hỗ trợ Học sinh, sinh viên TP. HCM tổ chức, nhiều câu chuyện sinh viên bị rơi vào “bẫy” lừa đảo việc làm đã được các bạn sinh viên chia sẻ.

Từng rơi vào trường hợp lừa đảo, Tuyết (K19, ngành Công nghệ Thực phẩm, trường ĐH Nguyễn Tất Thành) kể: “Mình đi làm thêm, có người gửi qua Facebook với tin nhắn cần tuyển sinh viên làm thêm ở quán này và gửi chi tiết thông tin về địa điểm, mức lương. Tuy nhiên, khi đến đó thì có một người khác ra mời chào kinh doanh dưới hình thức đa cấp. Sau đó, mình được hẹn đến buổi hội nghị và bắt nộp 200.000 đồng để chuộc lại CCCD mà họ giữ trước đó. Bên trong trụ sở rất hoành tráng, có rất nhiều sinh viên của các trường khác, mình phát hiện là lừa đảo và trốn được ra ngoài”.

Không nên im lặng khi sập 'bẫy' việc làm ảnh 1
Tuyết chia sẻ trường hợp lừa đảo mà bản thân từng gặp.

Thượng úy Vũ Mạnh Tuấn - Phó Bí thư Đoàn Thanh niên, trường CĐ Cảnh sát Nhân dân 2 chia sẻ câu chuyện mà các bạn trường CĐ Công nghệ Thủ Đức gặp phải: “Các bạn thường được các đối tượng nhắn tin tuyển dụng và hẹn đến một địa điểm. Tuy nhiên, trước khi bước vào, mỗi người phải để lại các giấy tờ thông tin quan trọng như CCCD, CMND... Và khi đi ra, mỗi bạn được yêu cầu nộp 200.000 đồng để lấy lại.. Rất may là các bạn đã thông báo kịp thời cho công an phường và nhà trường đến để xử lý”.

Không nên im lặng khi sập 'bẫy' việc làm ảnh 2

Rất đông các bạn sinh viên tham gia Hội thảo.

Cũng từng nắm bắt thông tin lừa đảo, chị Nguyễn Thị Thu Thảo - Bí thư Đoàn trường, Phó Trưởng phòng Công tác sinh viên, trường ĐH Nguyễn Tất Thành - Trưởng Ban Tổ chức buổi tọa đàm, kể câu chuyện: “Mình đã từng nhận được phản hồi lừa đảo từ các bạn sinh viên trường, khi các đối tượng lừa đảo bán thông tin đồng phục của trường thông qua hình thức online, dù trường chỉ bán trực tiếp. Trường hợp thứ hai là phụ huynh bị lừa đóng học phí cho con em mình, các đối tượng gửi đơn trúng tuyển và yêu cầu chuyển tiền nộp học phí để giữ hồ sơ”.

Không nên im lặng khi sập 'bẫy' việc làm ảnh 3
Chị Thảo chia sẻ về "bẫy lừa đảo" mà các bạn sinh viên trường mình gặp phải.

Vượt qua cản trở tâm lý, nâng cao cảnh giác cho mọi người

Tâm lý con người bình thường như sợ hãi, xấu hổ khi mình bị lừa đã khiến cho các bạn trẻ lựa chọn im lặng trước các “bẫy” việc làm. Nói về vấn đề này, anh Lê Xuân Dũng – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP. HCM chia sẻ: “Đa phần các bạn bị lừa sẽ không lên tiếng hoặc tặc lưỡi “của đi thay người”, vậy nên tôi đề xuất mở chuyên mục “Tôi bị lừa” và các bạn sẽ gửi ẩn danh, chia sẻ những tình huống thực tế giúp nâng cao cảnh giác, đề phòng cho các bạn trong thời đại số hôm nay”. “Đồng thời, tâm lý nhanh - vội - gấp, sợ cơ hội vụt mất, sợ mất chỗ làm, hết chỗ tốt... cũng dễ khiến các bạn "sập bẫy" của kẻ xấu”, anh Dũng chia sẻ thêm.

Không nên im lặng khi sập 'bẫy' việc làm ảnh 4
Hai diễn giả anh Lê Xuân Dũng – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP. HCM (giữa), Thượng úy Vũ Mạnh Tuấn - Phó Bí thư Đoàn Thanh niên trường CĐ Cảnh sát Nhân dân 2 (phải) cùng với sự dẫn dắt của nhà báo Nguyễn Dũng - báo Tiền Phong (trái) trong buổi Tọa đàm.

Về "típ" cảnh báo trước “bẫy việc làm”, anh Lê Xuân Dũng nói thêm: “Các bạn cần lọc website chính thống, vào trang, tra cứu tên miền, kiểm tra thông tin, các đối tượng chủ động liên hệ... lương cao hơn mức bình thường, chính là bất thường. Đồng thời, các hội thảo với mô hình đa cấp, đánh vào tâm lý ham giàu của nhiều người cũng cần được lưu ý”.

Chia sẻ thêm về việc kiếm việc làm dịp Tết, anh tiếp tục lưu ý: “Lương tết dao động từ 23.000 - 25.000 đồng/giờ ở các quán cà phê, cửa tiệm hàng. Tết cận kề, các vị trí như nhân viên siêu thị, bảo vệ thời vụ tết, Logistics, hay nhân viên của Grab, Be... đăng tuyển liên tục. Các bạn cần tiếp cận fanpage chính thống”.

Không nên im lặng khi sập 'bẫy' việc làm ảnh 5

Ban Tổ chức tặng quà cho các khách mời tại chương trình.

Thượng úy Vũ Mạnh Tuấn cho biết, khi rơi vào các các trường hợp bị lừa đảo, thay vì chọn giải pháp in lặng, các bạn trẻ cần thông tin lại cho người thân, không nên chống trả mà tỉnh táo và bình tĩnh xử lý. “Mỗi bạn trẻ nên là một tuyên truyền viên, một cảnh tỉnh viên để tuyên truyền cho những người xung quanh không mắc vào những “bẫy” lừa”, Thượng úy Tuấn nhấn mạnh.

Cách nhận diện việc làm “thật” - “giả”

1. Thông tin công ty, việc làm không rõ ràng: Cần dành thời gian tìm hiểu địa chỉ, website công ty.
2. Thông tin tuyển dụng sơ sài, sai chính tả (đặc biệt lưu ý trên MXH). Cần tìm hiểu về tài khoản của người đăng, lưu ý đến cách bình luận kiểu “xin job”, “inbox”; những trang web khóa thông tin, khóa bình luận khán giả, không có địa chỉ, thông tin rõ ràng thường lập lên để lừa đảo, bán hàng giả...
3. Luôn có lời chào mời hấp dẫn: những cụm từ được sử dụng “việc nhẹ lương cao”, “cần gấp”, “không yêu cầu kinh nghiệm”, “nhận 500.000 đồng/ngày”, "đi làm ngay”, “việc nhẹ nhàng”...
4. Không cần thử việc hay kiểm tra năng lực: Những công ty uy tín thường có 2 - 3 vòng kiểm tra, có yêu cầu về số lượng, vị trí công việc rõ ràng cụ thể.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Trường THCS Giảng Võ chính thức trở thành thành viên của mạng lưới chương trình dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế

Trường THCS Giảng Võ chính thức trở thành thành viên của mạng lưới chương trình dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế

Ngày 18/9, trường THCS Giảng Võ tổ chức lễ gắn biển ‘Trường có chương trình dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế’ (LabelFranceducation) do Cơ quan phụ trách Giáo dục của Pháp tại nước ngoài (AEFE) cấp cho các trường song ngữ có chất lượng giảng dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế trên thế giới.
Hỗ trợ sinh viên Sư phạm bị thiệt hại sau cơn bão số 3

Hỗ trợ sinh viên Sư phạm bị thiệt hại sau cơn bão số 3

SVVN - Để tiếp tục hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ sớm ổn định việc học tập, Bộ GD - ĐT đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng Sư phạm quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện việc miễn, giảm học phí phù hợp với hoàn cảnh của từng sinh viên.
Trường THPT Chuyên KHXH&NV: Thầy và trò góp gần 100 triệu gửi sinh viên 'nhân văn' gặp khó khăn, thiệt hại do bão lũ

Trường THPT Chuyên KHXH&NV: Thầy và trò góp gần 100 triệu gửi sinh viên 'nhân văn' gặp khó khăn, thiệt hại do bão lũ

SVVN - Sáng 16/9, Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức phát động ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Sau 2 tiếng phát động, gần 100 triệu đồng được quyên góp, số tiền này sẽ được gửi đến chính những sinh viên của Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQGHN đang gặp khó khăn, gia đình thiệt hại do bão lũ. 
Mở màn chuỗi chương trình tọa đàm hướng nghiệp 'Trường học hay Trường đời': Tân sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập

Mở màn chuỗi chương trình tọa đàm hướng nghiệp 'Trường học hay Trường đời': Tân sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập

SVVN - Báo Tiền Phong phối hợp cùng Học viện Tài chính và Hệ thống Đào tạo Thiết kế, Kỹ xảo 3D & Game - Arena Multimedia tổ chức chương trình “Tân sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập”, mở màn chuỗi 15 chương trình toạ đàm hướng nghiệp “Trường học hay Trường đời” sẽ được tổ chức tại nhiều trường đại học, học viện trong thời gian tới.
Hàng nghìn chỗ trọ uy tín dành cho tân sinh viên TP. HCM

Hàng nghìn chỗ trọ uy tín dành cho tân sinh viên TP. HCM

SVVN - Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP. HCM cho biết, hiện trung tâm đã và đang tiếp nhận hơn 2.200 chỗ trọ thuộc 600 địa chỉ nhà trọ và giới thiệu hệ thống 15 ký túc xá của các trường đại học, cao đẳng. Mức giá thuê trung bình từ 2,5 - 4 triệu đồng/phòng/tháng, dành cho 2 - 3 người ở.