Không thể mai một, nhưng…

0:00 / 0:00
0:00
TP - “Vì sao những ca khúc ra đời trong khói bom khó tiếp cận khán giả trẻ hôm nay?”.

Ca sĩ Tùng Dương cho rằng: “Do khoảng cách thế hệ. Bạn trẻ không kinh qua cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Tất cả những gì họ biết về chiến tranh chỉ qua sách vở, đài, báo… Vì thế, họ gặp khó khăn để thấu cảm với những ca khúc ra đời trong thời kỳ đau thương và hào hùng của đất nước”.

NSND Thanh Hoa đứng về phía người trẻ: “Bất kỳ một tác phẩm nào ra đời đều có lịch sử. Những bài ca cách mạng phù hợp với xã hội bấy giờ. Vì các gia đình đều có những người con ở chiến trường, hi sinh cho lý tưởng cao cả: Thống nhất đất nước. Bây giờ là thời bình, người trẻ có cách nghĩ, cách sống khác. Cứ hình dung như khi người ta đến bảo tàng. Khách tham quan có thể rất thấm những giá trị trưng bày ở bảo tàng song không thể ở đó cả ngày. Âm nhạc cũng thế thôi. Nó cần đời sống. Những ca khúc ra đời trong khói bom giúp khán giả nhớ về đời sống đã qua, ký ức oanh liệt một thời. Các bạn trẻ hôm nay nghe ca khúc thời bom đạn có thể thấy tự hào, hiểu được cha ông ta đã có những thời kỳ vẻ vang như thế. Nhưng họ không thể trở lại để sống với ký ức đó được. Giống như tôi khi nghe nhạc trẻ bây giờ. Ca khúc yêu đương phù hợp với bạn trẻ nhưng không phù hợp với tôi. Dù cố gắng chúng ta cũng không thể nào thoát khỏi những kỷ niệm, những ấn tượng sâu sắc của cuộc đời mỗi con người. Bạn trẻ hôm nay nói những điều mà thế hệ tôi chẳng cần thiết phải nói ra. Ngày xưa có bao giờ yêu nhau, giận nhau lại mang ra cho cả làng đều biết đâu? Chúng tôi không sống với âm nhạc của các bạn trẻ thì cũng không ép các bạn trẻ sống với âm nhạc của chúng tôi”.

Với khoảng cách thế hệ liệu những ca khúc một thời sẽ không thể “còn mãi với thời gian”?

Ca sĩ Tùng Dương tự tin, những ca khúc ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt của đất nước sẽ không mai một: “Bằng chứng là các bạn trẻ hôm nay vẫn thuộc những hành khúc, những ca khúc được yêu thích của thế hệ cha anh, như những bài ca ca ngợi anh Nguyễn Văn Trỗi, chị Võ Thị Sáu, hay những bài hát khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, niềm tin vào tương lai như “Tình ca” của Hoàng Việt, “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi, “Bài ca hi vọng” của Văn Ký…”.

Tuy nhiên, để ca khúc của một thời hào hùng có chỗ đứng trong lòng khán giả trẻ cũng cần phải có sự thay đổi: “Có thể phối khí lại những ca khúc quen thuộc. Cũng cần cả những giọng ca trẻ thể hiện những ca khúc đi cùng năm tháng.

Như gần đây Hoà Minzy hát Tàu anh qua núi khán giả rất thích. Bản thân tôi hát nhạc của Hoà Minzy cũng được vỗ tay. Cho nên, không phải lớp già không hát được ca khúc trẻ và lớp trẻ không hát được ca khúc thời bom đạn”, ý kiến của NSND Thanh Hoa.

Nhưng bà lưu ý: “Hát dòng nhạc cách mạng thì phải hát đúng. Một số bạn trẻ hát ẽo ợt không ra bài, khán giả không thể thích được”.

MỚI - NÓNG
Nhiều ngôi sao thể thao thế giới tới Việt Nam
Nhiều ngôi sao thể thao thế giới tới Việt Nam
TPO - Trong dịp 30/4-1/5, người hâm mộ bất ngờ đón chào tay vợt huyền thoại Roger Federer, vận động viên golf nổi tiếng Sir Nick Faldo khi họ du lịch tới Hội An, Quảng Nam. Tại Đà Nẵng ngày 28/4, các siêu sao bóng đá Brazil đã xuống bãi biển Đà Nẵng chơi bóng cùng người hâm mộ. 
Cụ ông tử vong nghi do sốc nhiệt
Cụ ông tử vong nghi do sốc nhiệt
TPO - Khi đang đi trên đường để về nhà giữa nắng nóng 42 độ C, cụ ông 80 tuổi ở Hà Tĩnh bị ngất xỉu. Nạn nhân được đưa đến bệnh viện, nhưng tử vong sau đó nghi do sốc nhiệt.
Đổ xô đi đảo Lý Sơn
Đổ xô đi đảo Lý Sơn
TPO - Từ ngày 27-29/4, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi đón hơn 6.000 lượt du khách đến tham quan, du lịch. Ban quản lý Cảng Sa Kỳ đã bố trí tăng hàng chục chuyến tàu cao tốc, siêu tốc mỗi ngày. Hiện toàn bộ cơ sở homestay, nhà nghỉ, khách sạn trên đảo đã kín phòng.