Bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, chủ những cửa hàng nhỏ ở Trung Quốc đã trải qua mùa xuân khó khăn nhất. Nguồn khách hàng giảm mạnh, chi phí tăng, chi phí thuê nhà, lương nhân viên... trở thành gánh nặng. Kinh doanh bình thường đã trở thành mong muốn lớn nhất của các ông chủ nhỏ sau đại dịch. Nhưng cũng có một số người, trong cái khó ló cái khôn, xoay chuyển tình thế, chuyển bại thành thắng, vượt qua đại dịch.
"Chỉ muốn cô ấy ngủ ngon"
Khi còn trẻ, Châu Hiểu Ngọc từng là một "con ngựa hoang" không ai kiểm soát. Trong những năm 1980 và 1990, anh là một thanh niên yêu rock and roll, thành lập các ban nhạc, chơi bass, là ca sĩ chính... với mái tóc dày và trẻ trung.
Tuy vậy, khoảng thời gian đó, Châu Hiểu Ngọc lại khiến bạn bè ghen tị bởi anh có một người vợ luôn đứng sau âm thầm ủng hộ: Khi anh mơ về âm nhạc, cô nguyện lòng đi cùng anh tìm vần thơ nhạc điệu, khi anh tới Thành Đô lập nghiệp, cô tới giúp anh lo cả gia đình, và khi anh quyết định thuê một căn nhà ở Thành Đô, cô quyết định dọn đến ở cùng anh.
"Tôi không kiếm được tiền, nhưng vợ tôi không phàn nàn, cô ấy bán đồ thủ công mỹ nghệ để kiếm tiền phụ giúp gia đình, và luôn âm thầm ở sau ủng hộ tôi”. Châu Hiểu Ngọc nói về quá khứ với một lòng biết ơn người vợ sâu sắc.
"Tôi còn nhớ, tôi đã nghiền bột rất nhiều lần, đã thử khoảng 6.000 lần trong nửa năm". Châu Hiểu Ngọc cho biết, mỗi khi làm ra một loại hương mới, anh sẽ đưa cho vợ thẩm định trước. “Nếu cô ấy cảm thấy nó tốt, tôi sẽ ghi lại mùi này, nếu cô ấy nói nó tệ thì tôi sẽ bỏ đi”.
Dần dần, Châu Hiểu Ngọc có sự hiểu biết sâu sắc hơn về việc làm nhang và cũng yêu gỗ trầm hương. Năm 2014, với sự động viên của vợ, anh đã mở một cửa hàng trầm hương chuyên nghiệp, mang tên “Tiểu Ngư” (đồng âm với tên gọi Hiểu Ngọc)
Từ chủ cửa hàng nhỏ đến người thừa kế không di truyền
Cửa hàng đầu tiên được mở tại vị trí tồi tệ nhất tại Thành phố cổ Thành Đô, với diện tích chưa đầy 14 mét vuông, và thậm chí 100.000 nhân dân tệ khởi nghiệp đã được vay từ bạn bè.
Từ một thanh niên rock bụi cho đến một ông chủ trầm hương, Châu Hiểu Ngọc đã gặp phải rất nhiều câu hỏi khó đáp. Bạn bè hỏi: "Trầm hương của anh bán cho ai và bán ở đâu?". Châu Hiểu Ngọc thừa nhận, ngay cả bản thân cũng không nghĩ về vấn đề này một cách cẩn thận. Sau đó, anh nhận ra rằng: "Mình có thể không phù hợp bán hàng, vậy hãy làm một nhà nghiên cứu, một người khai sáng, cung cấp sản phẩm cho những người bán hương chuyên nghiệp”.
Nhờ tích lũy kinh nghiệm trước khi mở cửa hàng, năm 2015, Châu Hiểu Ngọc đã phát triển một loại hương không có chất kết dính, trở thành một sản phẩm hot và doanh số tăng đột ngột. Việc kinh doanh phất lên, và danh tiếng của anh cũng tăng tỉ lệ thuận.
Năm 2019, Châu Hiểu Ngọc được bình chọn là người kế thừa đại diện cho nghề làm hương thủ công thuộc di sản văn hóa phi vật thể ở quận Cẩm Giang, Thành Đô. Sau đó, anh thu hút một số lượng lớn người trẻ tìm tới học hỏi. Tiệm nhỏ 14m2 nay cũng mở rộng thành 60m2, và sẽ còn lớn hơn nữa theo mong muốn của Châu Hiểu Ngọc.
Sau đại dịch COVID-19, các cửa hàng offline chịu tác động lớn và Châu Hiểu Ngọc cũng không ngoại lệ. "Khoản lỗ ngoại tuyến thực sự tương đối lớn, cửa hàng không thể mở được, doanh thu bằng 0, nhưng tiền thuê cửa hàng một đồng không thể thiếu". Sau khi phân tích bình tĩnh, Châu Hiểu Ngọc chuyển sang bán hàng trực tuyến: "Dành nhiều thời gian trên Internet mỗi ngày, dẫn dắt cư dân mạng đến với trầm hương. Theo thời gian, nó đã thu hút nhiều người hâm mộ và giúp tôi tăng doanh số".
"Nhiều người tìm tôi tư vấn, đa số họ đều bị rối loạn giấc ngủ", Châu Hiểu Ngọc nói. Y học Trung Quốc tin rằng, gỗ trầm hương có hiệu quả trong điều trị chứng mất ngủ. "Nhưng tôi cũng nói với cư dân mạng một cách khá thẳng thắn, hương của tôi không thể điều trị chứng mất ngủ, nhiều nhất là chỉ là tác dụng phụ trợ và tác động".
Trong một cuộc trò chuyện với cư dân mạng, Châu Hiểu ngọc cũng biết rằng "nhiều người mất ngủ là do công việc, kinh doanh bị dịch bệnh ảnh hưởng, gây ra lo lắng về tinh thần”.
"Một số cư dân mạng đã dùng thử trầm hương, họ nghĩ rằng họ có thể cải thiện giấc ngủ và họ bán rất nhiều hàng hóa từ tôi và mang chúng đến thị trường địa phương để bán", Châu Hiểu Ngọc cho biết, doanh thu của cửa hàng bất ngờ tăng lên 600.000 tệ (khoảng 2 tỉ đồng) so với 400.000 tệ trước dịch.
Trong vài ngày qua, một số người hâm mộ đã đổ xô đến Thành Đô để học làm trầm hương từ Châu Hiểu Ngọc.
"Một số người trong số họ yêu thích văn hóa truyền thống, một số quan tâm đến bộ sưu tập trầm hương, và một số muốn kiếm tiền. Miễn là họ thực tế, tôi sẵn sàng chấp nhận họ như một người học việc". Châu Hiểu Ngọc nói rằng, anh cũng hy vọng nhiều người trẻ tuổi sẽ tham gia và quảng bá kỹ thuật làm trầm hương.
"Hy vọng, thông qua nghề này, tôi có thể tạo điều kiện sống tốt hơn cho vợ con và gia đình". Châu Hiểu Ngọc, người vừa làm một đĩa nhạc mà trước đây đã từng viết cho vợ mình: “Cảm ơn cô ấy đã cùng tôi đối mặt với thế giới, đối mặt với cuộc sống thay đổi và tương lai, tất cả chúng ta sẽ trở nên tốt đẹp hơn".