Kỳ thi THPT quốc gia 2019 có gì mới

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 có gì mới
SVVN - Camera an ninh giám sát ghi hình phòng bảo quản bài thi và đề thi 24/24, trường đại học chủ trì tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, dữ liệu quét bài thi trắc nghiệm được mã hóa… là những điểm mới của kỳ thi THPT quốc gia 2019.

Camera giám sát 24/24

Bộ GD - ĐT vừa công bố Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT. Theo đó, sau vụ bê bối gian lận điểm thi diễn ra ở nhiều tỉnh thành như Hà Giang, Lạng Sơn, Sơn La, Hòa Bình vào năm ngoái, dự thảo năm nay có nhiều thay đổi liên quan đến tổ chức thi, chấm thi, xét công nhận tốt nghiệp… trong đó, đưa ra nhiều biện pháp ngăn chặn tiêu cực. Nếu như năm ngoái, thí sinh tự do được xếp phòng thi riêng ở một hoặc một số điểm thi do Giám đốc Sở GD - ĐT quyết định, thí sinh giáo dục thường xuyên được bố trí phòng thi riêng khi làm bài KHXH thì năm nay hai nhóm này thi cùng với học sinh lớp 12 trong chương trình giáo dục THPT. Việc lập danh sách sắp xếp phòng khi sẽ được thực hiện như bình thường, không có sự phân biệt giữa thí sinh tự do, giáo dục thường xuyên hay học sinh THPT.

Theo Dự thảo Quy chế, khu vực bảo quản đề thi, bài thi của thí sinh có lực lượng công an trực và bảo vệ 24 giờ liên tục trong ngày. Phòng bảo quản đề thi, bài thi phải đảm bảo an toàn, chắc chắn; có camera an ninh giám sát ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày, thời gian tối thiểu lưu dữ liệu của camera thực hiện theo văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế này. Có ít nhất một công an trực, bảo vệ 24 giờ/ngày và một cán bộ làm nhiệm vụ tại Điểm thi của trường đại học, cao đẳng thường trực đêm tại phòng trong thời gian đề thi, bài thi được lưu tại điểm thi. 

Sau khi bàn giao xong, túi đựng bài thi, phiếu thu bài của từng phòng thi được thư ký của Điểm thi cùng hai cán bộ coi thi niêm phong tại chỗ. Nhãn niêm phong theo mẫu quy định được 5 dán vào chính giữa tất cả các mép dán của túi đựng bài thi, Phó Trưởng Điểm thi của trường đại học, cao đẳng phối hợp ký và ghi rõ họ tên trên nhãn niêm phong, hai cán bộ coi thi ký giáp lai giữa nhãn niêm phong và túi đựng bài thi rồi đóng dấu giáp lai nhãn niêm phong, sử dụng dấu của cơ sở giáo dục nơi đặt Điểm thi, dùng băng keo trong suốt dán vòng quanh dọc theo chiều dài mép dán của túi đựng bài thi, đè lên nhãn niêm phong. Thư ký của Điểm thi và hai cán bộ coi thi ghi rõ họ tên và ký vào biên bản bàn giao.

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 có gì mới

Phòng chứa bài thi, tủ, thùng hoặc các vật dụng đựng bài thi phải an toàn, chắc chắn, phải được khoá và niêm phong, trên nhãn niêm phong phải có đủ chữ ký của người giữ chìa khóa và thanh tra. Chìa khóa của tủ, thùng hoặc các vật dụng đựng bài thi do một cán bộ Thư ký làm nhiệm vụ tại Ban Chấm thi (trắc nghiệm, tự luận) giữ, chìa khóa cửa phòng chứa bài thi do Trưởng Ban Chấm thi (trắc nghiệm, tự luận) giữ; khi đóng, mở phải có sự chứng kiến của công an và thanh tra. Phòng chứa bài thi, phòng chấm bài thi trắc nghiệm, tự luận phải có các thiết bị phòng chống cháy, nổ; có camera an ninh giám sát, ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày, thời gian tối thiểu lưu dữ liệu của camera thực hiện theo văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế này; có công an bảo vệ, giám sát 24 giờ/ngày.

Trường đại học chấm thi trắc nghiệm

Về chấm bài thi trắc nghiệm, Bộ GD - ĐT dự kiến giao nhiệm vụ cho các trường đại học chủ trì tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm tại các Hội đồng thi. Trường đại học được Bộ GD - ĐT giao nhiệm vụ cử người để Giám đốc Sở GD - ĐT ra Quyết định thành lập Ban Chấm thi trắc nghiệm. Ban Chấm thi trắc nghiệm chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia. Trưởng Ban Chấm thi trắc nghiệm là lãnh đạo trường đại học đảm nhiệm, có quyền thay đổi hoặc đình chỉ việc chấm thi đối với những các thành viên thiếu trách nhiệm, vi phạm quy chế thi hoặc có nhiều sai sót khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Các tổ chuyên môn của Ban Chấm thi trắc nghiệm gồm Tổ Thư ký; Tổ Chấm bài thi trắc nghiệm. Tổ Giám sát, gồm ít nhất 3 người (Tổ trưởng và ít nhất 2 thành viên). Người có người thân dự thi trong năm tổ chức kỳ thi không tham gia Ban Chấm thi trắc nghiệm tại địa phương có người thân dự thi. Theo dự thảo, các Phiếu trả lời trắc nghiệm bài làm của thí sinh đều phải được chấm bằng máy với cùng một phần mềm chuyên dụng do Bộ GD - ĐT cung cấp. Ngay khi quét xong toàn bộ bài thi trắc nghiệm của Hội đồng thi, toàn bộ dữ liệu ảnh quét đã được mã hóa phải được sao lưu ra đĩa CD hoặc DVD thành 3 bộ đĩa giống nhau, đóng gói niêm phong và bàn giao một bộ đĩa cho Chủ tịch Hội đồng thi lưu trữ, một bộ đĩa Ban Chấm thi trắc nghiệm lưu trữ, khi sử dụng các bộ đĩa này phải báo cáo Ban Chỉ đạo thi Quốc gia, một bộ đĩa gửi về Bộ GD - ĐT để quản lý và giám sát. Đồng thời, gửi tệp dữ liệu ảnh quét dưới dạng mã hóa về Bộ GD - ĐT.

Về xử lý kỹ thuật dữ liệu ảnh quét, dự thảo nêu rõ sau khi hoàn thành khâu quét bài thi và gửi dữ liệu ảnh quét về Bộ GD - ĐT, phải thực hiện quy trình xử lý kỹ thuật dữ liệu ảnh quét theo hướng dẫn chi tiết trong văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế này. Trong quá trình xử lý kỹ thuật, khi mở niêm phong đĩa CD chứa dữ liệu chấm bài thi trắc nghiệm của Bộ GD - ĐT phải có sự giám sát của công an và Tổ Giám sát, lập biên bản mở niêm phong rồi mới tiến hành các bước tiếp theo. Sau khi hoàn thành khâu xử lý kỹ thuật dữ liệu ảnh quét, Tổ chấm bài thi trắc nghiệm mới được tiến hành chấm điểm và quy đổi điểm bằng máy tính sang thang điểm 10, làm tròn đến hai chữ số thập phân cho từng bài thi và từng môn thi thành phần của bài thi tổ hợp. 

Ngay sau khi hoàn thành việc chấm toàn bộ bài thi trắc nghiệm của Hội đồng thi, phải lưu các tệp dữ liệu xử lý và kết quả chấm thi trắc nghiệm chính thức, được xuất ra từ phần mềm, đảm bảo cấu trúc và yêu cầu theo đúng quy định của Bộ GD - ĐT vào 3 bộ đĩa CD hoặc DVD giống nhau, được niêm phong dưới sự giám sát của Tổ Giám sát, công an và lập biên bản. Một đĩa gửi về Bộ GD – ĐT, một đĩa bàn giao cho Chủ tịch Hội đồng thi để gộp chung qua phần mềm chuyên dụng vào cơ sở dữ liệu kết quả thi cùng với kết quả chấm thi các bài thi tự luận và lưu giữ, một đĩa Trưởng Ban Chấm thi trắc nghiệm lưu trữ. Đồng thời, dùng để chuyển các tệp dữ liệu xử lý và kết quả chấm thi trắc nghiệm chính thức qua Hệ thống quản lý thi THPT quốc gia về Bộ GD - ĐT.

Kết quả thi THPT quốc gia chiếm 70% điểm tốt nghiệp. Thí sinh có bằng tốt nghiệp trung cấp được cộng điểm khuyến khích. Cụ thể, công thức tính điểm xét tốt nghiệp cũng dự kiến thay đổi. Học sinh giáo dục THPT, học viên giáo dục thường xuyên trong diện xếp loại hạnh kiểm, học viên giáo dục thường xuyên tham gia học đồng thời chương trình trung cấp kết hợp với chương trình văn hóa theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT có Giấy chứng nhận nghề, Bằng tốt nghiệp trung cấp do Sở GD - ĐT, các cơ sở giáo dục đào tạo và dạy nghề, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp trong thời gian học THPT được cộng điểm khuyến khích căn cứ vào xếp loại ghi trong Giấy chứng nhận nghề, Bằng tốt nghiệp trung cấp. Theo đó, loại giỏi đối với Giấy chứng nhận nghề, loại xuất sắc và giỏi đối với Bằng trung cấp được cộng 2 điểm. Loại khá đối với Giấy chứng nhận nghề, loại khá và trung bình khá đối với Bằng trung cấp được cộng 1,5 điểm. Loại trung bình cộng 1,0 điểm. Năm 2019, Bộ GD - ĐT dự kiến tăng tỷ trọng cho điểm thi THPT quốc gia trong xét công nhận tốt nghiệp THPT lên 70%, còn năm trước là 50%.

Theo SVO
MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

SVVN - Bộ GD-ĐT vừa ban hành kế hoạch số 299/KH-BGDĐT về việc tổ chức Hội nghị tập huấn quy chế và nghiệp vụ tổ chức Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2024. Từ 24/4 đến 28/4, Bộ sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi. Thí sinh sẽ đăng ký dự thi chính thức từ 2/5 đến 17h ngày 10/5.
Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

SVVN - “Giá trị con người không nằm ở điểm số, nhưng nó giúp con đường đi sau này dễ dàng hơn, nếu các bạn có mục tiêu và hoạch định được con đường đi của mình”, ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM chia sẻ tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", sáng 8/4, tại trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q. Tân Bình, TP. HCM).