Lại gặp một cựu binh Mỹ làm thơ sám hối!

B. Weigl đọc thơ ở Tạp chí Sông Hương
B. Weigl đọc thơ ở Tạp chí Sông Hương
TP - Thi thoảng tôi lại được tiếp xúc các nhà thơ thuộc Trung tâm William Joiner (WJC), Trung tâm Nghiên cứu về Chiến tranh và Hậu quả xã hội của chiến tranh thuộc Đại học Massachusetts Boston. Lần này là GS-TS Bruce Weigl.
B. Weigl đọc thơ ở Tạp chí Sông Hương
B. Weigl đọc thơ ở Tạp chí Sông Hương.

Ông từng giảng dạy tại nhiều trường đại học ở Mỹ, hiện là giáo sư danh dự ngành nghệ thuật và nhân văn học của trường Cao đẳng Lorain County Community - thành phố Ohio. B.Weigl trở lại Việt Nam, rất sớm, từ năm 1985, và đã đến Huế nhiều lần.

B.Weigl giải thích lý do trở thành nhà thơ của mình: Sau chiến tranh Việt Nam ông đến các trung tâm lưu trữ tìm hiểu những tài liệu ghi chép của đối phương mà quân đội Mỹ thu giữ được. B.Weigl rất bất ngờ khi được biết trong những cuốn sổ tay của bộ đội Việt Nam chép đầy thơ, lưu bút, nhật ký...

Từ đó B.Weigl bắt đầu làm thơ để bày tỏ thái độ của mình đối với chiến tranh, để cứu rỗi tinh thần. Không chỉ làm thơ, B.Weigl và bạn bè của ông đã dịch nhiều bài thơ trong sổ tay người lính Việt Nam sang tiếng Anh, nhằm giúp người Mỹ hiểu thêm về cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Không ngờ, từ thơ cứu rỗi, thơ sám hối ông trở thành một nhà thơ có tên tuổi của nước Mỹ đương đại và trở thành một sứ giả nối kết những cựu chiến binh từ hai phía.

B.Weigl cho biết lý do ông trở lại về Việt Nam lần này là để tổ chức đêm thơ Trở về ngôi nhà Việt ở Trường Đại học Văn hóa (Hạ Nội) và ra mắt tập truyện ký Sau mưa thôi nã đạn (NXB Trẻ). Sau khi nghe B.Weigl trò chuyện và đọc hai bài thơ, một chương trình thơ đã tự phát.

Đêm đầu tiên đến Huế, B.Weigl đi dạo phố, cánh xích lô bám theo chào mời. Bruce Weigl giải thích là ông muốn thả bộ để được thi vị Huế trong sự yên tĩnh. Ông biếu họ một ít tiền như là sự chia sẻ. Khi quay trở về khách sạn ông bắt gặp lại họ đang ngồi bên vỉa hè uống rượu gạo với đồ mồi là đĩa hến xào xúc bánh tráng.

Họ mời ông cụng ly. Ông ngồi xuống lề đường uống rượu cùng họ. Ông hỏi họ có ai biết làm thơ không. Tức thì một anh xế xích lô đã đọc thơ của mình tặng B.Weigl.

Trong cuộc gặp mặt với các bạn thơ ở Tạp chí Sông Hương hôm ấy B.Weigl bày tỏ: Tôi thấy họ (cánh xế xích lô) rất thích thú khi gặp một du khách yêu thơ. Tôi càng thú vị hơn khi được một người đạp xích lô đọc thơ tặng mình. Đó là một kỷ niệm đẹp, một ấn tượng mà tôi không thể nào quên.

B.Weigl rất cảm động khi nhận được những tập thơ tặng của các nhà thơ xứ Huế. Khi Thanh Ngọc, Phó tổng biên tập phụ trách Tạp chí Sông Hương, tặng truyển tập 700 năm thơ Huế, B.Weigl vừa mừng rỡ vừa thành thật: Không biết tôi có sống nổi trên đời cho đến khi dịch xong tập thơ này hay không?

B.Weigl còn là một người Mỹ rất Việt Nam: theo đạo Phật và nghiện nước mắm. Ở Mỹ ông từng mua nguyên liệu về nấu nước mắm ngay trong nhà của mình, khiến cho những người xung quanh hoảng hốt khi nghe nồng nặc vị mặn, cảnh sát môi trường phải đến kiểm tra.

B.Weigl nói: Những chuyến trở về Việt Nam để lại cho tôi rất nhiều ấn tượng. Đất nước Việt Nam và những trải nghiệm của tôi ở Việt Nam đã góp phần định hình nên con người tôi bây giờ. Tôi rất vui sướng về buổi gặp gỡ này vì đã được nghe rất nhiều bài thơ hay của các bạn. Tôi sẽ cố gắng viết hết những kỷ niệm từ chuyến đi này. Tôi sẽ còn trở về Việt Nam. B.Weigl thường nói trở về Việt Nam - chứ không phải là sang Việt Nam.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hoa hậu Ngọc Hân học thạc sĩ
Hoa hậu Ngọc Hân học thạc sĩ
TPO - Hoa hậu Ngọc Hân vừa nhận tin trúng tuyển với số điểm 14, xếp thứ 5 trong số các học viên của chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật ứng dụng Việt Nam.