Lễ bế giảng trực tuyến đầy ắp tình thầy trò

0:00 / 0:00
0:00
Thầy Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội dành tặng những lời chúc tốt đẹp nhất đến những tân cử nhân.
Thầy Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội dành tặng những lời chúc tốt đẹp nhất đến những tân cử nhân.
SVVN - Dù diễn ra với hình thức trực tuyến nhưng lễ bế giảng của trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội vẫn lan tỏa đầy ắp sự ấm áp của tình thầy trò.

Phiên bản tốt hơn ngày hôm qua

Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội vừa tổ chức lễ bế giảng cho sinh viên đại học chính quy khóa QH.2017.F1 và Chương trình đào tạo thứ hai (bằng kép) đợt xét tốt nghiệp tháng 6/2021. Để phòng chống dịch COVID-19, năm nay lễ tốt nghiệp được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Đây cũng là đợt trao bằng tốt nghiệp lớn nhất trong năm của nhà trường.

Dù chẳng thể gặp nhau nhưng lễ bế giảng có hơn 2.000 người tham dự, đó là Ban Giám hiệu, đại diện lãnh đạo các đơn vị, giảng viên, giáo vụ khoa, sinh viên và người thân của các em.

Thầy Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại ngữ phát biểu tại lễ bế giảng

Thầy Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ phát biểu tại lễ bế giảng.

Tại lễ bế giảng, thầy Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ xúc động, gửi lời chúc mừng tốt nghiệp đến các em sinh viên. Buổi lễ là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời và các em có thể tự hào bởi sau 4 năm trải nghiệm “hết mình”, mỗi sinh viên ngày hôm nay đã là phiên bản tốt hơn của chính mình hôm qua.

“Các em đã làm rất tốt, vì thế hãy cùng nhau mỉm cười. Ngày mai đến sẽ chẳng ai đứng yên. Các tân cử nhân của ULIS sẽ tiếp tục đi về phía trước. Hôm nay cũng không phải ngày chia tay bởi chúng ta đã trở thành thành viên của Mạng lưới cựu học sinh sinh viên ULIS ALUMNI.

Hành trình mới đã bắt đầu, đừng nuối tiếc nhìn lại mà hãy tiếp tục vững bước. ULIS tự hào về các em”, thầy Đỗ Tuấn Minh nhắn nhủ và đồng thời cũng gửi lời cảm ơn các bậc phụ huynh đã tin tưởng, đã đồng hành cùng các con, nhà trường và thầy cô.

Các tân cử nhân trường Đại học Ngoại ngữ

Các tân cử nhân trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội.

Dù online nhưng không hề xa cách

Từ Bắc Giang, qua màn hình máy tính, bạn Đồng Thị Thơm cho biết: “Dưới mái trường ULIS, mình đã được học hỏi, trải nghiệm, lựa chọn nhiều cơ hội nghề nghiệp. Mình trưởng thành hơn và có thêm động lực yêu ngôn ngữ, nghề nghiệp mình chọn lựa. Buổi lễ tốt nghiệp này rất đặc biệt và em cảm thấy hết sức “ấm lòng” bởi nhà trường đã nỗ lực để dù online nhưng không hề xa cách, chúng ta có cảm giác như ở bên cạnh nhau”.

Bạn Đồng Thị Thơm chia sẻ tại lễ bế giảng

“Giữ lại ký ức tươi đẹp trên chặng đường thanh xuân ở ULIS và từ mai các tân cử nhân chúng mình hãy tung cánh bay. Mọi khó khăn trở ngại không thể gây khó bởi chúng ta là ULISer bản lĩnh, tự tin và đầy mạnh mẽ”, Đồng Thị Thơm nhắn nhủ các bạn.

Đại diện cho các tân cử nhân Chương trình đào tạo thứ hai (bằng kép), bạn Lê Hoàng Anh cũng mang đến nhiều câu chuyện xúc động. Từ chỗ không thể nghe, hiểu bài giảng, khó khăn trong sắp xếp thời gian học tập, Hoàng Anh đã có được những kiến thức, kỹ năng mới để áp dụng hiệu quả vào công việc hiện tại. Chàng trai cũng cảm thấy rất may mắn khi có được những người thầy, người bạn tuyệt vời từ ULIS.

Tóm gọn 4 năm ở ULIS bằng hai chữ “dấu ấn”, bạn Trịnh Mai Anh bồi hồi kể về những lần trải nghiệm đầu tiên tại đây: Lần đầu bước chân vào ULIS, lần đầu phát biểu ở câu lạc bộ, lần đầu tham gia báo cáo khoa học…

“Bên cạnh đó, những ngày “chạy” deadline bài tập, những ngày Đoàn - Hội bận rộn, những ngày Hola “máu lửa”… đã tạo nên em và các tân cử nhân của ngày hôm nay, “cán đích” mạnh mẽ và trưởng thành. Tuổi trẻ xông pha và đầy nhiệt huyết ở ULIS chính là trải nghiệm em không thể nào quên trong chặng đường sau này”, Mai Anh chia sẻ.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Các trường đại học đang cần bao nhiêu tiến sĩ?

Các trường đại học đang cần bao nhiêu tiến sĩ?

Năm 2024, ĐH Bách khoa Hà Nội tuyển 40 ứng viên để đào tạo đạt trình độ tiến sĩ; Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến tuyển 2 giảng viên học vị tiến sĩ; Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cần tuyển 9 tiến sĩ cho các lĩnh vực…