Lễ chú nguyện khai tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông ở Yên Tử

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Chùa Yên Tử, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh phối hợp tổ chức lễ chú nguyện khai tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông bằng ngọc bích jadeite.

Chùa Yên Tử, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh phối hợp với công ty Thần Châu Ngọc Việt tổ chức lễ chú nguyện khai tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông ngày 27/8.

Bức tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được chế tác bằng ngọc jadeite - loại ngọc quý nhất - có kích thước 1/1 với phiên bản của tượng Phật Hoàng trong tháp tổ Hoa Yên. Dự kiến tượng sẽ được Công ty Thần Châu Ngọc Việt và Công ty Cổ phần Xã hội Nhân Tông cùng xiển dương dâng thờ tại chùa Yên Tử ngày 13/12/2023 (tức ngày 1/11 năm Quý Mão) nhân ngày giỗ của thứ 715 của Phật hoàng, kỷ niệm 60 thành lập tỉnh Quảng Ninh.

Hòa thượng Thích Thanh Quyết - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh - giải thích, sau nhiều ý kiến về việc lựa chọn hình tượng Phật Hoàng, bức tượng ngọc được chọn tạo tác theo pho tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông tại tháp tổ Hoa Yên.

Lễ chú nguyện khai tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông ở Yên Tử ảnh 1

Hòa thượng Thích Thanh Quyết giải thích về hình tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được chọn tạo tác tượng Phật ngọc.

“Đây là bức tượng được đức vua Trần Anh Tông - con trai Phật Hoàng - tạc đúng một năm ngay sau ngày mất của Phật Hoàng, nên chắc chắn hình tượng đó phải giống Ngài nhất”, Hòa thượng Thích Thanh Quyết nói.

Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông quý giá không chỉ bởi giá trị của ngọc jadeite mà còn bởi sự trau chuốt, công phu của các nghệ nhân và tấm lòng biết ơn những công lao và sự đề cao nhân đức, triết lý sống tốt đời đẹp đạo của Phật Hoàng.

Cũng nhân dịp này, bà Đào Thị Hạnh Trâm - con gái nghệ nhân Đào Trọng Cường - kể lại cơ duyên thực hiện tâm nguyện của cha. Bà chia sẻ, năm 2009, nghệ nhân Đào Trọng Cường thành công đưa khối ngọc bích jadeite nặng 35 tấn, được khai thác từ một mỏ ngọc lớn nhất Myanmar về Việt Nam. Khối ngọc hoàn hảo gần như không có một vết nứt. Khối ngọc quý đã phải trải qua chặng đường 3 năm để hoàn thành các thủ tục đưa về Việt Nam.

Sau khi nghệ nhân qua đời, nối tiếp di nguyện dang dở bắt tay thực hiện từ năm 2010, gia đình tái khởi công chế tác tượng Phật ngọc Thích Ca Mâu Ni lớn nhất thế giới, do các nghệ nhân trong và ngoài nước thực hiện. Dự kiến sau khi hoàn thành tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng ngọc jadeite sẽ nặng tới 16 tấn, cao 3m, chiều ngang là 2m và chiều dài 1m. Bệ đế nặng tới 9 tấn, cao 60 cm, mỗi chiều là 2,1m. Đây cũng sẽ là pho tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới.

Đánh giá về giá trị của ngọc bích thiên nhiên jadeite, GS.TSKH Phan Trường Thị giải thích, ngọc bích thiên nhiên là tên gọi chung cho hai loại ngọc bích jadeite và ngọc nephrite. Tuy nhiên, giá trị của Ngọc nephrite thấp hơn so với ngọc bích jadeite - là loại ngọc dùng để tạc tượng Phật Hoàng. Ngọc bích jadeite được khai thác chủ yếu ở vùng mỏ Myanmar - quốc gia có mỏ ngọc bích lớn nhất thế giới.

Lễ chú nguyện khai tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông ở Yên Tử ảnh 2

Nghi lễ chú nguyện khai tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông tại khu di tích Yên Tử.

Nhà sử học Dương Trung Quốc kể: “Trở thành nghệ nhân quốc gia, đóng góp nhiều cho xã hội nhưng di nguyện của nghệ nhân Đào Trọng Cường là muốn làm gì đó đóng góp cho Phật sự”.

Lễ chú nguyện khai tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông ở Yên Tử ảnh 3

Sau lễ chú nguyện khai tượng, pho tượng tiếp tục được hoàn thành.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Thanh niên tín đồ tôn giáo mang Tết Trung thu đến với thiếu nhi

Thanh niên tín đồ tôn giáo mang Tết Trung thu đến với thiếu nhi

TPO - Tối 27/9, Tỉnh đoàn – Hội LHTN Việt Nam tỉnh Đồng Tháp, Ban Từ thiện xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Tháp và Câu lạc bộ Thanh niên Phật giáo thành phố Sa Đéc tổ chức chương trình “Vui Trung thu đón Trăng rằm” tại chùa Phước Hưng (thành phố Sa Đéc) cho gần 600 thiếu nhi, đoàn viên, thanh niên và người dân.
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các tôn giáo khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các tôn giáo khu vực miền Trung và Tây Nguyên

TPO - Thời gian qua, các tôn giáo đã xây dựng hàng nghìn mô hình, triển khai nhiều hoạt động đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo được sự chuyển biến về nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi, thói quen của nhiều chức sắc, chức việc, nhà tu hành, đồng bào các tôn giáo và người dân ở cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.