Lo nông dân bỏ ruộng nếu tăng thuế 5% với phân bón

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh Lê Tấn Tới cho biết, đi tiếp xúc cử tri tỉnh Long An và nhận được điện thoại từ nhiều tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long. Bà con nông dân cho rằng, việc đánh thuế phân bón là chưa ủng hộ người nông dân.

Sáng 14/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT).

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh cho hay, trong thường trực Ủy ban có 2 luồng quan điểm liên quan đến đề nghị không chuyển phân bón và các máy móc thiết bị nông nghiệp từ diện không chịu thuế sang diện áp dụng thuế suất 5%.

Lo nông dân bỏ ruộng nếu tăng thuế 5% với phân bón ảnh 1

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh

Quan điểm thứ nhất đề nghị giữ như quy định hiện hành vì thuế VAT là thuế gián thu, người chịu thuế VAT là người tiêu dùng cuối cùng. Việc chuyển phân bón sang chịu thuế suất 5% thì người nông dân sẽ phải chịu tác động lớn do giá phân bón sẽ tăng khi có thuế VAT, dẫn đến tăng giá thành sản phẩm nông nghiệp.

Quan điểm thứ hai thống nhất với nội dung dự án luật, vì luật đưa phân bón đang từ diện chịu thuế 5% sang diện không chịu thuế VAT đã tạo ra sự bất cập lớn về chính sách, ảnh hưởng bất lợi cho ngành sản xuất phân bón trong nước.

Theo ông Mạnh, đa số ý kiến trong thường trực ủy ban nghiêng về quan điểm thứ nhất - giữ nguyên luật hiện hành là phân bón không chịu thuế. Cơ quan soạn thảo đề nghị giữ như dự thảo luật đã trình tại kỳ họp thứ 7.

Nêu ý kiến, ông Đậu Anh Tuấn – Phó Tổng thư ký Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) khẳng định, việc tăng thuế 5% với phân bón không đồng nghĩa với việc mặt hàng này sẽ tăng giá.

Ông cho hay, thời gian qua, miễn thuế với phân bón tưởng là ưu đãi nhưng thực chất tạo gánh nặng với ngành hàng trong nước. Ông Tuấn nhất trí áp thuế phân bón 5% nhưng “điều này không có nghĩa là giá phân bón tăng”.

Lo nông dân bỏ ruộng nếu tăng thuế 5% với phân bón ảnh 2

Ông Đậu Anh Tuấn – Phó Tổng thư ký VCCI

Lo người nông dân bỏ ruộng

Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang phân tích, theo quy định hiện hành, phân bón không chịu thuế chứ không phải đánh mức thuế 0%. Do không chịu thuế nên không thể khấu trừ, hoàn thuế đầu vào cho doanh nghiệp.

“Chúng tôi có xem lại toàn bộ báo cáo đánh giá tác động của ban soạn thảo. Nếu đánh thuế 5% với phân bón, mỗi 1 năm, Nhà nước thu khoảng 5.700 tỷ đồng. Trong đó, doanh nghiệp được hoàn thuế 1.500 tỷ đồng; ngân sách Nhà nước thu được 4.200 tỷ đồng. Thu của người nông dân 5.700 tỷ đồng mà bảo là giảm giá bán thì không thuyết phục”, ông Giang nói.

Ông Giang cũng đề nghị phải đánh giá sát hơn vì giá thành và giá bán là hai vấn đề khác nhau. Bởi giá bán còn thuộc cả vào thế giới. “Nếu áp thuế 0% với phân bón thì doanh nghiệp vẫn được hoàn thuế từ ngân sách Nhà nước. Như vậy, ngân sách Nhà nước mất 1.500 tỷ đồng/năm. Theo tốc độ tăng có thể lên tới 2.000 tỷ đồng/năm, nhưng giá bán sản phẩm của người nông dân ổn định, không tăng”, ông Giang đề xuất.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh Lê Tấn Tới cho biết, đi tiếp xúc cử tri tỉnh Long An và nhận được điện thoại từ nhiều tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long. Bà con nông dân cho rằng, việc đánh thuế phân bón là chưa ủng hộ người nông dân.

Bà con phản ánh, những nông dân nào có điều kiện sản xuất tập trung, chất lượng cao mới có lãi, nhưng đa số người dân ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn sản xuất theo hộ gia đình, việc sản xuất đã gặp khó khăn… Sản xuất nông nghiệp đã khó rồi, giờ lại đánh thuế vào người nông dân thì người ta sẽ bỏ ruộng hoặc có phản ứng ngược lại. Từ đó có thể dẫn đến tình hình an ninh nông thôn sẽ phức tạp.

Ông Lê Tấn Tới đề nghị cần ủng hộ ở góc độ bảo vệ sản xuất của người nông dân và an ninh nông thôn.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Màn trở lại ngoạn mục của ông Trump mở ra kỷ nguyên biến động mới

Màn trở lại ngoạn mục của ông Trump mở ra kỷ nguyên biến động mới

TPO - Ông Donald Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1 (theo giờ Mỹ), mở ra nhiệm kỳ 4 năm chắc chắn sẽ có rất nhiều biến động, với những lời hứa kéo căng giới hạn về quyền hành pháp, trục xuất hàng triệu người nhập cư, trả thù các đối thủ chính trị và thay đổi vai trò của Mỹ trên vũ đài thế giới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi bắt đầu cuộc gặp song phương của họ tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20 ở Osaka, Nhật Bản, ngày 29/6/2019. Ảnh: Reuters.

Chính quyền Trump sẽ có chính sách ‘diều hâu’ hay thỏa hiệp với Trung Quốc?

TPO - Các chính sách đối ngoại tiềm năng của chính quyền Donald Trump 2.0 được định hình bởi những nhân vật như Ngoại trưởng Marco Rubio, Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth, Giám đốc CIA John Ratcliffe và Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Waltz. Chúng có thể sẽ phản ánh sự nhấn mạnh mạnh mẽ vào chủ nghĩa dân tộc, sức mạnh quân sự và cách tiếp cận giao dịch đối với quan hệ quốc tế.