Lời nhắn đến các thí sinh có điểm thi cao: Vui thôi, đừng vui quá!

0:00 / 0:00
0:00
Diễn giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh
Diễn giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh
SVVN - Sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT rất cao, có bạn 2K3 vui quá hỏi tôi là sau khi học xong báo chí thì chuẩn bị hồ sơ thế nào để vào làm việc tại các toà soạn báo hoặc các đài truyền hình?

Trước hết, tôi chúc mừng các bạn đã đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, các bạn nên tự hào vì điều đó. Tuy nhiên, quãng đường 4-6 năm tới không đơn giản như 3 năm học THPT và kể cả khi có được tấm bằng cử nhân trong tay, chưa chắc các bạn đã được làm đúng công việc mà mình được đào tạo.

Lời nhắn đến các thí sinh có điểm thi cao: Vui thôi, đừng vui quá! ảnh 1

Diễn giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh trong một buổi nói chuyện hướng nghiệp tại Hải Dương.

Trong quá trình đi nói chuyện về hướng nghiệp ở các tỉnh, tôi nhận thấy rằng không ít học sinh và phụ huynh vẫn nghĩ đơn giản cứ thi đỗ vào các trường Báo là sau này ra trường đương nhiên sẽ được nhận về các báo, đài làm việc; thi đỗ vào Học viện Ngoại giao Việt Nam thì đương nhiên sẽ được Bộ Ngoại giao xếp chỗ làm việc sau khi ra trường... Cách nghĩ này có thể đúng với mấy chục năm về trước (khi cả nước mới có khoảng chục trường đại học và bối cảnh kinh tế xã hội lúc đó khác xa bây giờ) hoặc chỉ đúng với một vài trường đặc biệt thôi. Thực tế bây giờ đã rất khác khi số trường đại học tăng lên con số hàng trăm và chỉ tiêu tuyển sinh của mỗi trường cũng tăng lên cả chục lần so với trước đây.

Thực tế cũng cho thấy nhiều bạn có điểm đầu vào cao nhưng sau đó không phát huy được trong môi trường đại học, lý do là cách học ở đại học khác hoàn toàn cách học ở THPT và nhiều bạn chủ quan có tâm lý tự mãn với điểm số đầu vào cao, khi quay lại thì đã bị các bạn khác bỏ lại quá xa.

Học tốt ở trường rồi vẫn chưa đủ, có được tấm bằng đẹp rồi cũng chưa nói lên điều gì. Một điều quan trọng là với những ngành học đòi hỏi kiến thức thực tế như báo chí, truyền thông thì việc đi kiến tập, thực tập, làm part-time trong môi trường báo chí, truyền thông chuyên nghiệp ngay từ thời sinh viên là không thể thiếu.

...

Còn nhiều cảnh báo nữa mà nếu kể ra hết thì có thể các bạn sắp là tân sinh viên sẽ sợ, nên tôi sẽ trở lại trong một dịp khác. Trong lúc chờ đợi ngày nhập trường, tôi có một lời nhắn đến các bạn: Học tập là một hành trình không có điểm dừng. Nếu mình dừng lại là sẽ bị bỏ lại phía sau ngay. Hãy biến việc học tập thành một nhu cầu thiết yếu của bản thân ngay từ thời điểm các bạn đọc bài viết này. Và để việc học tập của bản thân được thuận lợi, tôi khuyên các bạn làm 3 điều ngay từ bây giờ: Duy trì thói quen đọc sách, chơi tốt một môn thể thao và học tốt tiếng Anh.

Diễn giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh đang là Trưởng ban Sinh Viên, báo Tiền Phong. Trước đó anh đã có gần 20 năm làm việc tại báo Sinh Viên Việt Nam- Hoa Học Trò và là diễn giả được yêu thích tại nhiều trường đại học uy tín. Anh cũng là tác giả của nhiều cuốn sách được học sinh, sinh viên yêu thích: Trường học hay Trường đời; TS Lê Thẩm Dương - Người truyền cảm hứng...

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Các trường đại học đang cần bao nhiêu tiến sĩ?

Các trường đại học đang cần bao nhiêu tiến sĩ?

Năm 2024, ĐH Bách khoa Hà Nội tuyển 40 ứng viên để đào tạo đạt trình độ tiến sĩ; Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến tuyển 2 giảng viên học vị tiến sĩ; Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cần tuyển 9 tiến sĩ cho các lĩnh vực…