Mang niềm vui cho những trẻ em nghèo vùng núi Sơn La

0:00 / 0:00
0:00
TPO - “Hành trình vi chất: Đi khắp nẻo đường - Cùng con vững bước” đã khép lại vào ngày 19/11 tại xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La với hơn 850 em nhỏ được thăm khám, phát thuốc và trao quà. Đây là chuyến đi có số lượng trẻ được thăm khám nhiều nhất và cũng để lại nhiều trăn trở nhất cho đoàn thiện nguyện.

Hồng Ngài là một xã thuộc vùng 3, đặc biệt khó khăn của Sơn La, với hơn 95% người đồng bào dân tộc thiểu số. Một số hộ bị cái nghèo bủa vây khi nhà đông con cùng với hàng loạt hủ tục khiến đời sống nhiều đứa trẻ lay lắt những mùa no đói.

Trong khi người lớn bận nương rẫy, kiếm kế sinh nhai, những đứa trẻ ở xã Hồng Ngài thay nhau trở thành trụ cột của gia đình. Bé Giàng Thị Chi (12 tuổi) một nách chăm 4 đứa em nhỏ, vừa cơm nước, vừa nuôi bò - chăn dê. Mỗi ngày, đôi chân của hai chị em Chi phải vượt qua vài quả đồi từ sáng sớm tinh mơ để kịp giờ đến trường. Dù học lớp 6, nhưng em nặng vỏn vẹn có 27kg. Em gái Chi, học lớp 4 cũng chỉ suýt soát 20kg.

Ông Sùng A Dinh (56 tuổi) là ông nội, ông ngoại của 10 đứa trẻ. 7 người con đi làm xa, đám trẻ nương tựa vào ông bà, lẽo đẽo đi khắp cùng rừng cuối núi kiếm củ nâu, củ mài thay cơm.

Những hoàn cảnh như bé Chi, ông Dinh rất phổ biến tại Hồng Ngài. Qua lời kể của thầy cô bám bản, bữa ăn của trẻ em nơi đây hầu hết đều là cơm trắng, thịnh soạn lắm mới có thêm vài miếng măng ngâm ớt. Một năm chỉ đôi ba lần có thịt, cá vào những dịp lễ Tết đặc biệt. Để thực hiện giấc mơ đeo đuổi con chữ, nhiều em phải đi bộ đến 20-30km và đều là đường rừng, băng qua núi.

Suy dinh dưỡng, thấp còi đeo bám trẻ em

Không được chăm sóc đầy đủ khiến nhiều trẻ em vùng cao Sơn La suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng trầm trọng. PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thuý, Chủ nhiệm bộ môn Nhi Đại học Y Hà Nội chia sẻ: “Chiều cao, cân nặng nhiều trẻ không đạt chuẩn, da xanh xao, thiếu sắt, thiếu vitamin C, D. Thậm chí có trẻ 9 tuổi mà cân nặng chỉ bằng đứa trẻ 2 tuổi”.

Đồng quan điểm, ThS. Doãn Thị Tường Vi, Viện phó Viện Dinh dưỡng lâm sàng nhận định, trẻ suy dinh dưỡng tại vùng cao như Hồng Ngài vẫn chiếm tỷ lệ cao. Mặc dù qua một khám bệnh chưa được thống kê đầy đủ, song đáng ngại nhất là suy dinh dưỡng thấp còi. Đây là tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài gây ảnh hưởng đến sự phát triển tầm vóc toàn diện của trẻ.

Mang niềm vui cho những trẻ em nghèo vùng núi Sơn La ảnh 1

Bác sĩ khám bệnh cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số.


Ngoài vấn đề dinh dưỡng, trẻ em ở đây còn gặp nhiều vấn đề sức khỏe khác như viêm mũi họng, amidan mủ, táo bón, gù vẹo cột sống. Trong khi đó, trẻ lớn chủ yếu gặp vấn đề về răng miệng, sâu răng, bệnh ghẻ do vệ sinh chưa đúng cách.

Bên cạnh khám tại điểm trường, BS Dương Minh Tuấn còn vào tận bản để thăm khám cho những hoàn cảnh khó khăn khi đi lại. Bác sĩ Tuấn chia sẻ: “Ở đây, nhiều gia đình không có điều kiện, các bé đều ở rất sâu và xa. Vì vậy, việc tẩy giun và uống vitamin A không thường xuyên, phụ huynh cũng ít có thời gian dành cho con nên trẻ đa phần vui chơi dưới đất bẩn dẫn đến nguy cơ mắc rất nhiều bệnh”.

Do đó, đoàn y bác sĩ đều kỳ vọng, bà con sẽ có cơ hội tiếp cận với y tế cũng như được phổ cập các kiến thức chăm sóc cơ bản nhiều hơn, để tự chăm sóc bản thân và gia đình.

Nối dài hành trình thiện nguyện

Như những chuyến đi trước, lần này, đoàn thiện nguyện cũng trao tặng 3 phần quà đặc biệt, mỗi hoàn cảnh 1 triệu đồng tiền mặt và rất nhiều phần quà giá trị. Trung úy Dương Hải Anh, Bí thư Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Sơn La nhìn nhận, đây là lần đầu tiên xã Hồng Ngài đón đoàn y bác sĩ về thăm khám cho bà con, tạo điều kiện để người dân được tiếp cận với y tế, các chuyên gia đầu ngành, giàu kinh nghiệm, nên vô cùng trân quý.

“Tôi nhận thấy rằng đó là một sự chia sẻ rất lớn đối với cộng đồng, rất quan tâm đến vùng cao”, Trung úy Dương Hải Anh nói.

Mang niềm vui cho những trẻ em nghèo vùng núi Sơn La ảnh 2
Đoàn thiện nguyện tặng quà cùng tiền mặt cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn

Ông Nguyễn Đăng Nhật, đại diện Công ty Dược phẩm Delap, đơn vị đồng hành tài trợ bày tỏ, những hành trình thiện nguyện vẫn sẽ tiếp nối trong tương lai, đặc biệt là đến với các em nhỏ, với kỳ vọng trao cơ hội để trẻ được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

Năm 2023, khép lại hành trình tại 6 tỉnh Tây Ninh, Sóc Trăng và Đắk Nông, Nghệ An, Hà Giang và Sơn La, chương trình đã thăm khám, phát thuốc - tặng quà cho 4.850 trẻ em. Đồng thời còn trao tặng cho 18 em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn mỗi em 1 triệu đồng cùng nhiều phần quà có giá trị.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.