Mô hình đào tạo luân phiên ở trường đại học gặp nhiều rào cản

0:00 / 0:00
0:00
Mô hình đào tạo luân phiên ở trường đại học gặp nhiều rào cản
SVVN - Mô hình đào tạo luân phiên còn gặp không ít rào cản như chi phí đào tạo (do doanh nghiệp chi trả) và sự cần thiết của các chính sách hỗ trợ quốc gia về mặt tài chính hay thông qua các cơ chế trợ cấp, miễn giảm thuế; khả năng tiếp nhận hạn chế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; nhu cầu cải tiến quy trình quản trị nội bộ tại cả doanh nghiệp lẫn trường học; cơ chế kiểm soát chất lượng…

Ngày 31/8/2021, trường ĐH Kinh tế TP. HCM (UEH), Viện du lịch UEH phối hợp cùng Tổ chức Đại học Pháp ngữ AUF tổ chức Hội thảo quốc tế xoay quanh chủ đề “Phát triển mô hình đào tạo luân phiên” tại Việt Nam dưới hình thức trực tuyến.

Mô hình đào tạo luân phiên hay đào tạo kép (“dual education” trong tiếng Anh và “formation par alternance” trong tiếng Pháp) là một hướng tiếp cận mới mẻ, với sự luân phiên xen kẽ nhịp nhàng giữa thời gian đào tạo lí thuyết tại trường đại học và đào tạo thực tiễn tại nơi làm việc. Thông thường, nhịp điệu luân phiên hàng tuần gồm 2-3 ngày học tại trường và thời gian còn lại tại doanh nghiệp. Cũng có nơi áp dụng chế độ luân phiên theo học kỳ, trong đó mỗi năm gồm các học kỳ tại trường xen kẽ với ít nhất một học kỳ tại doanh nghiệp.

Mô hình đào tạo luân phiên được đánh giá là một hướng đi có nhiều triển vọng và tạo ra sự kết nối bền chặt hơn giữa hai khu vực kinh tế và giáo dục, đặc biệt là trong bối cảnh tăng cường tự chủ đại học nhằm khuyến khích huy động mọi nguồn lực và sáng kiến cải tiến chất lượng đào tạo phục vụ các mục tiêu tăng trưởng kinh tế xã hội cả về lượng lẫn về chất. Đây là nhân tố then chốt giúp xây dựng các chương trình đào tạo hiện đại, thích ứng ở mức cao nhất với yêu cầu của xã hội và thị trường lao động.

Thế nhưng bên cạnh những lợi ích, mô hình này còn gặp phải không ít những rào cản, điển hình có thể kể đến như chi phí đào tạo (do doanh nghiệp chi trả) và sự cần thiết của các chính sách hỗ trợ quốc gia về mặt tài chính hay thông qua các cơ chế trợ cấp, miễn giảm thuế; khả năng tiếp nhận hạn chế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; nhu cầu cải tiến quy trình quản trị nội bộ tại cả doanh nghiệp lẫn trường học; cơ chế kiểm soát chất lượng…

Theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Trí, Viện trưởng Viện du lịch UEH:“Hội thảo Đào tạo luân phiên sẽ trình bày các kỹ thuật đột phá để thay đổi lối mòn đào tạo và mô hình gắn kết thành công giữa nhà trường với doanh nghiệp nhằm tạo ra một xã hội học tập, gắn học với hành, thúc đẩy tương tác, nhạy bén thời sự và thông thạo thực hành trong các điều kiện đặc trưng của Việt Nam. Đào tạo luân phiên, chuyển đổi mô hình đào tạo từ chú trọng lý thuyết sang kết hợp thực hành, từ hướng theo công việc (task-oriented) sang xây dựng năng lực (competence-oriented), từ thực tập định kỳ sang thực hành song song”.

Mô hình đào tạo luân phiên ở trường đại học gặp nhiều rào cản ảnh 1

Mô hình đào tạo luân phiên ở trường đại học gặp nhiều rào cản.

Trước tất cả những cơ hội và thách thức đó, liệu Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới như Đức, Áo, Pháp, Thuỵ Sĩ, Trung Quốc, Hàn Quốc… để phát triển mô hình này trong các trường đại học tại Việt Nam nhằm đảm bảo cơ hội nghề nghiệp tốt nhất cho sinh viên tốt nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh các trường đại học Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh, đào tạo ra nguồn nhân lực đạt chất lượng theo các chuẩn mực quốc tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng tăng cao của quốc gia? Chính sách nhân sự của doanh nghiệp cũng sẽ hưởng lợi gì từ mô hình hợp tác với các trường Đại học này? Hội thảo sẽ là dịp để các chuyên gia trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nhằm mở ra cơ hội phát triển mô hình đào tạo này tại Việt Nam để có một cái nhìn toàn cảnh và rõ ràng hơn về những cơ hội và thách thức của việc phát triển mô hình này tại Việt Nam.

Tại hội thảo sẽ chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn nhằm có một cái nhìn toàn diện về hiện trạng hoạt động hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp thông qua mô hình đào tạo luân phiên (dual education), có sự phối hợp xen kẽ chặt chẽ giữa các nội dung học tại trường và học tại doanh nghiệp trong suốt quá trình đào tạo. Nhận diện những khó khăn, rào cản chủ yếu hiện nay ảnh hưởng đến khả năng và chất lượng triển khai mô hình đào tạo luân phiên trong các chương trình đào tạo đại học hiện hành.

Xác định các thách thức cần giải quyết để khuyến khích triển khai và nhân rộng mô hình đào tạo luân phiên theo những cách thức phù hợp và hiệu quả trong mạng lưới các trường thành viên AUF. Xác định các lĩnh vực có tiềm năng phát triển nhanh chóng mô hình đào tạo luân phiên. Xác định các đối tác kinh tế kĩ thuật hay các nhà tài trợ quốc tế lớn có khả năng hỗ trợ, hậu thuẫn xây dựng một dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn: Công tác tuyển sinh 2024 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định

Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn: Công tác tuyển sinh 2024 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định

SVVN - Phát biểu khai mạc Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh giai đoạn 2015 – 2023, tại TP. HCM, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, 9 năm qua, ngành giáo dục đã có những điều chỉnh mang lại lợi ích tốt hơn cho các trường đại học và cho thí sinh. Đến nay, công tác tuyển sinh đã từng bước đi vào quy củ.