Một cái ôm thật chặt

SVVN - Hãy biến việc ở nhà nhiều hơn trong mùa dịch COVID-19 thành một cơ hội để các thành viên trong gia đình dành cho nhau những khoảnh khắc vô giá.

Cách đây khoảng chục năm, nhạc sĩ Dương Thụ rất yêu quý báo Sinh Viên Việt Nam, số báo Tết nào ông cũng tham gia tối thiểu một bài và được bạn đọc đặc biệt yêu thích. Một lần, sếp trực tiếp (cũng là ông anh thân thiết) rủ tôi đến nhà nhạc sĩ Dương Thụ chơi vào đúng dịp Tết Nguyên đán.

Nhạc sĩ Dương Thụ dành cả một ngày cho hai anh em. Ông tự tay làm cơm thiết đãi hai anh em bữa trưa và bữa tối. Toàn đồ “cây nhà lá vườn”, ngon khôn tả. Mấy anh em ngồi nói chuyện, rất nhiều chuyện, nhưng tôi nhớ mãi một ý nhạc sĩ Dương Thụ nói rằng từ những trải nghiệm của bản thân, ông nhận thấy rằng trong cuộc sống, sự đụng chạm về thể xác (cái bắt tay, cái ôm...) quan trọng vô cùng, không gì thay thế được. Nếu có cơ hội làm việc đó với vợ/chồng, bố/mẹ, con, anh/chị/em, bạn bè... thì đừng bao giờ bỏ lỡ.

Đã có thời điểm tôi bị cuốn vào công việc với biết bao dự định lớn lao cho bản thân, cho gia đình, cho tổ chức, cho xã hội... Lúc đó tôi nghĩ rằng nếu mình đạt được những dự định này thì chắc chắn con tôi sẽ tự hào và hạnh phúc vì có người bố như thế. Nhiều lúc tôi ra khỏi nhà khi con tôi chưa ngủ dậy, tôi về nhà khi con đã ngủ say. Nhiều ngày chẳng được ôm con. Rồi con cứ lớn lên (chẳng cần những cái ôm của bố) và đến một ngày khi tôi khoác vai nó, nó gạt tay tôi ra...

Có nhiều lúc bố mẹ chúng ta cứ mải đi học, đi tìm sách, tài liệu để làm sao cải thiện được mối quan hệ với con. Nhưng thực tế, nhiều khi con chỉ cần từ chúng mình một cái ôm thật chặt. Đơn giản vậy thôi.

MỚI - NÓNG
AI – ‘Trợ lý thông minh’ hay ‘cơn sóng thần’ đối với sinh viên?
AI – ‘Trợ lý thông minh’ hay ‘cơn sóng thần’ đối với sinh viên?
SVVN - Trong khuôn khổ chuỗi chương trình hỗ trợ sinh viên, Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên ĐHQG Hà Nội phối hợp với các chuyên gia tổ chức tọa đàm ‘AI và ứng dụng thực tiễn trong học tập, cuộc sống’. Chương trình đã thu hút hàng trăm sinh viên tham dự, mang tới những góc nhìn sâu sắc và thực tế về sức ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo (AI) đối với thế hệ trẻ.

Có thể bạn quan tâm

Nhà nghiên cứu văn hóa - Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng lí giải thành công của MV Bắc Bling và Anh trai vượt ngàn chông gai

Nhà nghiên cứu văn hóa - Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng lí giải thành công của MV Bắc Bling và Anh trai vượt ngàn chông gai

SVVN - Sự bùng nổ của các sản phẩm nghệ thuật mang âm hưởng dân gian như MV Bắc Bling của nghệ sĩ Hòa Minzy, chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai,... đang tạo nên một làn sóng mạnh mẽ trong đời sống văn hóa Việt Nam. Theo nhà nghiên cứu văn hóa - Tiến sĩ (TS) Nguyễn Ánh Hồng, chính sự kết hợp linh hoạt giữa truyền thống và hiện đại đã thổi một luồng sinh khí mới, giúp văn hóa dân gian lan tỏa rộng rãi đến với công chúng.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ nói về AI và Anh trai vượt ngàn chông gai

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ nói về AI và Anh trai vượt ngàn chông gai

SVVN - Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ đã có cuộc trao đổi với Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong về vai trò của nghệ thuật truyền thống trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trong cuộc phỏng vấn, ông chia sẻ góc nhìn sâu sắc về sự sáng tạo trên nền tảng truyền thống và tiềm năng của trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc hỗ trợ bảo tồn, phát triển di sản văn hóa Việt Nam.
Tiến sĩ Khúc Thế Anh chia sẻ 'bí kíp' quản lý tài chính, giúp tân sinh viên không rơi vào 'bẫy' chi tiêu

Tiến sĩ Khúc Thế Anh chia sẻ 'bí kíp' quản lý tài chính, giúp tân sinh viên không rơi vào 'bẫy' chi tiêu

SVVN - Tiếp tục loạt bài viết chào đón các tân sinh viên năm học 2024-2025, Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong mời bạn gặp gỡ tiến sĩ Khúc Thế Anh, giảng viên Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Ông Khúc Thế Anh sẽ chia sẻ về kỹ năng quản lý tài chính dành cho tân sinh viên.
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Làm phóng sự hay, phải lặn giỏi!

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Làm phóng sự hay, phải lặn giỏi!

SVVN - Người làm phóng sự giỏi ngoài việc chắc kiến thức chuyên môn còn phải lặn giỏi, để thấy được 7 phần còn lại của tảng băng trôi. Bởi nếu đã bỏ công đi tìm thì phải tìm cho ra sự thật hoàn chỉnh. Đó chính là cốt lõi chia sẻ của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân trong một buổi nói chuyện với sinh viên báo chí Hà Nội.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Cách nào để được vào làm việc tại các tòa báo?

SVVN - Sáng nay, nhận được số báo đặc biệt, trên đó có bài viết của cậu con trai bên cạnh bài viết của người anh nổi tiếng đã đưa mình đến với nghề báo, mình sẽ trả lời câu hỏi của nhiều bạn sinh viên học báo chí hay hỏi mình: Làm thế nào để được vào làm việc tại các tòa soạn báo?
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Chọn ngành nghề vì thần tượng, rủi ro cao!

SVVN - Thằng cháu tôi cứ nằng nặc đòi theo học truyền thông vì muốn được giống như anh Lê Hồng Quang – Phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam tại châu Âu. Điều này hết sức bình thường trong cuộc sống và không chỉ có cháu tôi mà rất nhiều bạn trẻ khác đang chọn ngành học tương tự như vậy.