Sách hay

“Một chiến dịch ở Bắc Kỳ” - Phóng sự ảnh từ góc nhìn của một người Pháp

SVVN - Một chiến dịch ở Bắc Kỳ là bản tường trình cá nhân về một chiến dịch quân sự được Pháp tiến hành từ 1883 đến 1886 nhằm mục đích thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kỳ. Tác giả Charles Édouard Hocquard đã tham gia Chiến dịch Bắc Kỳ với tư cách bác sĩ của quân đội từ 1884 đến 1886. Bên cạnh đó, ông còn là một nhiếp ảnh gia không chuyên và trong chiến dịch này đã thực hiện điều mà ngày nay ta gọi là phóng sự ảnh về cuộc phiêu lưu của ông ở Bắc Kỳ.
Xứ Bắc Kỳ nhiệt đới luôn có sức hấp dẫn kỳ lạ với tính cách ưa chinh phục khám phá của người Pháp. Và Charles-Édouard Hocquard không phải ngoại lệ. Ông đã tham gia Chiến dịch Bắc Kỳ với tư cách bác sĩ quân y.
Sau một thời gian dài tiến hành đàm phán, với một số trục trặc và gián đoạn giữa chừng, công ty Nhã Nam cuối cùng cũng đã mua thành công bản quyền của 44 tấm ảnh gốc do bác sĩ Hocquard chụp, từ Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại (ANOM), Aix-en-Provence, Pháp, cho vào phụ lục cuốn sách Một chiến dịch ở Bắc Kỳ, nhằm cung cấp thêm cho bạn đọc một tư liệu quý giá.
Ban đầu, câu chuyện ông viết được in trên tạp chí Le Tour du Monde (Vòng quanh Thế giới) thành năm phần dài dưới nhan đề 30 tháng ở Bắc Kỳ. Tác phẩm được xuất bản dưới dạng sách vào năm 1892 và thuật lại chuyến đi của bác sĩ Hocquard từ lúc ông rời cảng Toulon ngày 11 tháng Một 1884 đến khi ông hồi hương vào ngày 19 tháng Tư 1886. Trong 26 tháng ở Việt Nam, Hocquard trải qua 10 tháng ở Hà Nội, từ đó viết nên một nguồn tư liệu quan trọng về thành phố này vốn không mấy thay đổi ngay cả khi có sự hiện diện của người Pháp. Hocquard dành nhiều thời gian cho việc tường thuật lại các quan sát thực địa của mình, vì vậy, ta có thể đọc được qua tác phẩm này một câu chuyện lịch sử và dân tộc học, miêu tả địa lý tự nhiên và địa lý nhân văn miền Bắc Việt Nam cuối thế kỷ 19. Việc miêu tả chặt chẽ và vô cùng chi tiết ấy cho thấy rõ một Việt Nam còn ít chịu ảnh hưởng phương Tây cả về kiến trúc lẫn lối sống, vẻ bề ngoài và tinh thần của người dân. Một chiến dịch ở Bắc Kỳ xuất bản lần đầu ở Pháp năm 1892, bao gồm 247 tranh khắc và 2 bản đồ, đã mô tả sắc nét cảnh quan, con người cùng những tập tục của người dân ở vùng đất mà tác giả đã khám phá trong quá trình tham gia một số trận đánh thuộc Chiến dịch Bắc Kỳ của quân đội Pháp (chống lại một số đội quân người Việt, quân Cờ Đen cùng quân Vân Nam và Quảng Tây của nhà Thanh, kéo dài từ tháng Sáu năm 1883 đến tháng Tư năm 1886, với mục tiêu chiếm đóng hoàn toàn Bắc Kỳ và giữ vững chế độ bảo hộ của Pháp). Chính bởi vậy, ngoài giá trị đem đến góc nhìn chân thực và mới mẻ về vùng đất thuộc địa này cho người Pháp khi ấy, Một chiến dịch ở Bắc Kỳ còn mang tới cho người đọc hôm nay những sử liệu quý báu về đời sống người dân Bắc Kỳ trong giai đoạn chiến tranh Pháp-Thanh cuối thế kỷ 19, đặc biệt ở khía cạnh hình ảnh, với những bức ảnh được chụp bởi chính tác giả Hocquard, con người hội tụ đầy đủ sự chỉn chu, khoa học của một bác sĩ cùng góc nhìn tinh tế của một nhiếp ảnh gia lành nghề.
“Một chiến dịch ở Bắc Kỳ” - Phóng sự ảnh từ góc nhìn của một người Pháp ảnh 1
Trong chuyến đi tới Bắc Kỳ, ngoài công việc chính là bác sĩ quân y, Charles-Édouard Hocquard còn được phân công nhiệm vụ chụp ảnh địa hình, hỗ trợ công tác trắc địa cho quân đội viễn chinh. Chính nhờ vậy, trong hơn hai năm ở Đông Dương (chủ yếu ở Bắc Kỳ), bác sĩ Hocquard đã chụp hơn 400 bức ảnh và những ảnh này hiện được lưu trữ ở nhiều đơn vị khác nhau như Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại Pháp, Viện Viễn Đông Bác Cổ, Thư viện Quốc gia Pháp… Nhiệm vụ thứ hai này vốn ít người biết đến và hầu như không được nhắc tới trong nội dung cuốn sách Một chiến dịch ở Bắc Kỳ, nhưng nó đã góp phần lý giải cho việc Hocquard đã chụp ảnh rất tỉ mỉ những nơi đội quân đi qua, hay những đại cảnh, thậm chí dường như có những ảnh được chụp từ trên cao (có lẽ từ một khinh khí cầu được quân đội viễn chinh đưa sang Bắc Kỳ trong chiến dịch này, như chính tác giả đã hé lộ ở chương bốn rằng “trong một lần nghỉ chân, tôi đã xin phép được leo lên một trong hai quả khí cầu đang được neo giữ”. Khi chụp những bức ảnh này, Hocquard là quân nhân đang thực hiện nhiệm vụ. Có lẽ đây là lý do khiến nhà xuất bản Librairie Hachette et Cie đã sử dụng thợ khắc tranh khắc lại các ảnh chụp của Hocquard để làm minh họa khi in cuốn sách Một chiến dịch ở Bắc Kỳ vào năm 1892. Chúng ta sẽ bắt gặp nhiều điều thú vị khi so sánh các tranh khắc in trên sách với ảnh gốc mà bác sĩ Hocquard chụp. Về nguyên tắc, thợ khắc tranh sẽ khắc trung thành với ảnh gốc, nhưng trên thực tế, sẽ luôn có khác biệt giữa tranh khắc và ảnh gốc: để phù hợp với khổ giấy in, vì muốn nhấn vào chủ điểm chính trên ảnh, hay là do cá tính của người thợ khắc vì mỗi người nghệ sĩ đều muốn để lại chút dấu ấn cá nhân trên tác phẩm. Hãy lấy ví dụ là bức ảnh chụp “Trục phố chính của Bắc Ninh” (lấy từ ấn bản của nhà xuất bản H. Cremnitz, Paris, 1885, tr.17) mà chúng tôi chọn làm ảnh bìa ấn bản tiếng Việt, tranh khắc nằm ở trang 102: so với ảnh gốc, tranh khắc bị thu hẹp hơn, toàn bộ phần ảnh phía dưới (bao gồm chân cột đền, gốc cây, chõng che…) bị cắt bỏ, nhưng lại thêm hai “nhân vật” ở trung tâm tranh khắc. Những tấm ảnh in trong phụ lục này được chọn lựa trong số hơn 200 bức ảnh đang được lưu giữ và quản lý bởi Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại Pháp ở Aix-en-Provence để độc giả có thể hình dung ra sự khác biệt nói trên, và có một cái nhìn rõ nét hơn về cuộc sống, phong cảnh và con người Bắc Bộ những năm cuối thế kỷ mười chín.

GIỚI THIỆU TÁC GIẢ

Charles-Édouard Hocquard sinh năm 1853 tại Nancy, là bác sĩ quân y, nhiếp ảnh gia và nhà khám phá người Pháp. Ở Việt Nam, tên tuổi ông đã được biết đến từ lâu với tư cách tác giả những bức ảnh nổi tiếng chụp xứ Đông Dương cuối thế kỷ 19.

Là bác sĩ quân y, ông tình nguyện đăng ký gia nhập quân đội viễn chinh Pháp và lên đường sang Bắc Kỳ vào đầu năm 1884, và ông đã có dịp khám phá hầu khắp xứ Đông Dương, từ vùng biên giới phía Bắc tới vùng châu thổ phương Nam. Ngoài nhiệm vụ chính là chăm sóc sức khỏe cho thương bệnh binh quân viễn chinh và lính tập, Hocquard còn được phân công chụp ảnh địa hình hỗ trợ công tác trắc địa, và suốt hơn hai năm ở đây, ông đã tận dụng triệt để chiếc máy ảnh mang theo để chụp lại hầu như toàn cảnh xã hội Việt Nam khi ấy: từ phong cảnh thiên nhiên, làng mạc, phố phường đến những chân dung cụ thể của nhà vua, quan lại, nho sĩ, nhà buôn, binh lính, nông dân… Một phần những bức ảnh ấy đã đem về cho Hocquard chiếc huy chương vàng ở Triển lãm thế giới năm 1885 tổ chức ở Anvers, khi ông gửi tới đây trưng bày 117 bản sao các ảnh chụp tại Đông Dương.

Ông mất năm 1911 tại Lyon, vì bệnh cúm.

MỚI - NÓNG
Rực rỡ sắc áo dài, giới trẻ nô nức ‘check-in’ Lăng Bác, hướng về Đại lễ 30/04
Rực rỡ sắc áo dài, giới trẻ nô nức ‘check-in’ Lăng Bác, hướng về Đại lễ 30/04
SVVN - Trước thềm kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước, Thủ đô Hà Nội những ngày này trở nên rộn ràng hơn bao giờ hết. Đặc biệt, khu vực Quảng trường Ba Đình và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, các bạn trẻ nô nức diện lên mình những tà áo dài duyên dáng, ghi lại những khoảnh khắc ý nghĩa, thể hiện lòng tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc.
CLB âm nhạc K’NN ra mắt với đêm nhạc ‘Tình ca KTX’ nóng hổi tại Ký túc xá Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội)
CLB âm nhạc K’NN ra mắt với đêm nhạc ‘Tình ca KTX’ nóng hổi tại Ký túc xá Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội)
Tại Ký túc xá Ngoại ngữ, đêm nhạc ‘Tình ca KTX’ đã thu hút sự tham gia đông đảo của sinh viên, giảng viên và khách mời, đồng thời đánh dấu sự ra mắt của CLB Âm nhạc K’NN. Sự kiện không chỉ là một buổi biểu diễn âm nhạc, mà còn là cơ hội để sinh viên nội trú thể hiện đam mê và kết nối với nhau qua âm nhạc.

Có thể bạn quan tâm

Phạm Ngọc Trình và con đường tiếp bước nghề biển của cha ông

Phạm Ngọc Trình và con đường tiếp bước nghề biển của cha ông

SVVN - Tạm biệt quân ngũ trở về quê nhà, Phạm Ngọc Trình – chàng trai 22 tuổi ở thị trấn Thịnh Long (Hải Hậu, Nam Định) – không thi lại đại học, không vào thành phố làm thuê. Cậu chọn theo bố ra khơi, nối nghề chài lưới giữa thời đại mà nhiều người trẻ đang rời xa biển. Với Trình, đó không chỉ là kế sinh nhai – mà là một sự lựa chọn rõ ràng, có lý trí và cả tình yêu.
Văn hóa đọc chuyển mình: Sinh viên tìm lại niềm đam mê sách trong thời đại số

Văn hóa đọc chuyển mình: Sinh viên tìm lại niềm đam mê sách trong thời đại số

SVVN - Trong thời đại mà công nghệ số và mạng xã hội bùng nổ, nhiều người lo ngại rằng thói quen đọc sách dần bị thay thế bởi những hình thức giải trí nhanh như video ngắn, trò chơi điện tử,.. Tuy nhiên, một xu hướng bất ngờ đang diễn ra: các bạn trẻ dần quay trở lại với sách, không chỉ tái khám phá giá trị của việc đọc mà còn phát triển đa dạng hóa hình thức tiếp cận giúp văn hóa đọc lan tỏa mạnh mẽ hơn trong cộng đồng sinh viên.
'Xây trường cho em': Hành trình mang con chữ đến vùng cao

'Xây trường cho em': Hành trình mang con chữ đến vùng cao

SVVN - Ngôi trường mầm non Pó Sinh đơn sơ nằm cheo leo ở nơi xa nhất của huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đang dần được thay mới. Đó là nhờ sự chung tay của các bạn trẻ hâm mộ rapper Negav ở mọi miền tổ quốc thông qua dự án “Xây trường cho em” của nhóm Embes3mien ( Em bé ba miền).
Tìm thấy đam mê và giá trị của nghề viết từ kỳ thực tập đầy ý nghĩa

Tìm thấy đam mê và giá trị của nghề viết từ kỳ thực tập đầy ý nghĩa

SVVN - Kỳ thực tập tại Ban Sinh Viên – Hoa Học Trò (báo Tiền Phong) không chỉ là một trải nghiệm nghề nghiệp, mà còn là hành trình để chúng mình – Vũ Thùy Trang và Nguyễn Hồng Anh, hai sinh viên Học viện Hành chính và Quản trị công, trưởng thành từng ngày. Từ những bỡ ngỡ đầu tiên đến niềm vui khi bài viết được đăng, từng khoảnh khắc đều đong đầy cảm xúc. Hành trình ấy khép lại nhưng những bài học, những kỷ niệm và đam mê với nghề viết sẽ luôn đồng hành cùng chúng mình trên chặng đường phía trước.
Cảm hứng từ MV ‘Bắc Bling’ đến sứ mệnh tôn vinh văn hóa dân tộc Việt Nam của nữ Hoa khôi

Cảm hứng từ MV ‘Bắc Bling’ đến sứ mệnh tôn vinh văn hóa dân tộc Việt Nam của nữ Hoa khôi

SVVN - MV Bắc Bling của ca sĩ Hòa Minzy đang tạo nên cơn sốt không chỉ tại Việt Nam mà còn lọt top trending thế giới. Hòa mình vào làn sóng văn hóa đậm đà bản sắc ấy, Nguyễn Thị Linh Chi – Hoa khôi Thái Nguyên 2017, nữ diễn viên trẻ cùng ê-kíp đã tái hiện hình ảnh Bắc Bling tại chùa Dâu (Bắc Ninh), nơi quay MV. Bộ ảnh không chỉ tôn vinh giá trị truyền thống mà còn thể hiện tinh thần nghệ thuật mà Linh Chi theo đuổi: gìn giữ và lan tỏa văn hóa Việt Nam qua từng khung hình.
Trung úy Đỗ Văn Linh – Người thầy đặc biệt giữa núi rừng Tây Bắc

Trung úy Đỗ Văn Linh – Người thầy đặc biệt giữa núi rừng Tây Bắc

SVVN - Giữa núi rừng Tây Bắc thâm u, khi màn đêm buông xuống phủ kín những bản làng, ánh đèn từ căn phòng nhỏ của một người thầy vẫn miệt mài tỏa sáng. Trong bộ quân phục quen thuộc, Trung úy công an Đỗ Văn Linh lại bắt đầu hành trình gieo chữ, thắp sáng ước mơ cho những học trò nghèo qua lớp học trực tuyến miễn phí.
Nữ sinh Hải Phòng xuất sắc giành cú đúp Giải Nhất Euréka và Giải thưởng Khoa học Công nghệ

Nữ sinh Hải Phòng xuất sắc giành cú đúp Giải Nhất Euréka và Giải thưởng Khoa học Công nghệ

SVVN - Vượt qua định kiến về ngành kỹ thuật vốn khô khan, Nguyễn Thị Minh Anh (sinh năm 2003) sinh viên năm cuối Khoa Máy tàu biển, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã khẳng định bản lĩnh với loạt thành tích ấn tượng trong học tập, nghiên cứu khoa học. Xuất sắc cùng nhóm nghiên cứu giành giải Nhất Giải thưởng Euréka 2024, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, đạt danh hiệu Sinh viên tiêu biểu trong nhiều lĩnh vực, Minh Anh là tấm gương tiêu biểu của sinh viên Hải Phòng năng động, sáng tạo, cống hiến.
Hành trình tỏa sáng của Lý Ngọc Hiệp với nghề MC

Hành trình tỏa sáng của Lý Ngọc Hiệp với nghề MC

SVVN - Bắt đầu với sự hoang mang về định hướng tương lai, Lý Ngọc Hiệp đã tìm thấy đam mê với vai trò MC chuyên nghiệp. Từ những trải nghiệm đầu tiên tại CLB MC của Trường Đại học Thăng Long, nam sinh dần khẳng định bản thân qua từng sự kiện. Hành trình ấy là sự nỗ lực không ngừng để xây dựng thương hiệu cá nhân, chinh phục từng sân khấu lớn nhỏ trong lĩnh vực dẫn chương trình.
Câu chuyện chống chọi với bệnh ung thư truyền cảm hứng của nữ sinh trường ĐH Sư phạm TP. HCM

Câu chuyện chống chọi với bệnh ung thư truyền cảm hứng của nữ sinh trường ĐH Sư phạm TP. HCM

SVVN - Căn bệnh ung thư hạch bạch huyết (Lymphoma) đến quá sớm với Nguyễn Phương Thảo (2002), ngay khi cô 22 tuổi. Từ một cô sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Anh của trường ĐH Sư phạm TP. HCM, Thảo trở thành 'nữ chiến binh' chiến đấu kiên cường với bệnh tật. Hơn một năm chống chọi với ung thư của Thảo nhiều nước mắt, nhưng cũng là câu chuyện truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ.