"Mùa dịch này giúp được sinh viên, mệt hơn một chút cũng thấy vui"

0:00 / 0:00
0:00
"Mùa dịch này giúp được sinh viên, mệt hơn một chút cũng thấy vui"
SVVN - Những ngày dịch, nhiều giảng viên ở các trường ngoài việc hoàn thành công việc, lại chạy đôn đáo khắp nơi để vận động, quyên góp để chăm lo cho sinh viên của mình. Những suất cơm, chai nước hoặc một lời hỏi thăm cũng giúp sinh viên thấy ấm lòng.

Những ngày dịch này, mỗi buổi dạy trực tuyến của ThS Nguyễn Thị Bích Ngọc – Trưởng Ban Truyền thông, trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) luôn dành 15 phút đầu giờ để hỏi han tình hình của sinh viên, xem các bạn có gặp khó khăn hay cần hỗ trợ gì không. Và luôn có một thông điệp tích cực vào đầu lẫn cuối buổi học online để giúp các bạn có thêm năng lượng sống.

“Vì học online, nhiều khi cúp điện không làm bài thi giữa kỳ đúng hạn, nhà trường vẫn tạo điều kiện để được làm bài và chấm lại. Có vất vả hơn nhưng hỗ trợ cho các em một chút trong mùa dịch này cũng thấy vui”, ThS Bích Ngọc cho biết. Giảng viên này cũng tích cực tìm tìm kiếm việc làm online để giới thiệu cho các bạn sinh viên bị kẹt lại Sài Gòn có thêm thu nhập, gửi tặng quần áo hoặc giúp chỉnh sửa kịch bản miễn phí để sinh viên có nhuận bút.

Thông qua bạn bè, ThS Ngọc cũng quyên góp được hơn 45 triệu đồng, mua hơn 8.000 chai nước gửi đến Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 tại KTX ĐHQG TP. HCM. “Có những em sinh viên, bạn bè tận bên Mỹ, giáo viên hồi phổ thông và đại học cũng tham gia đóng góp. Đó là điều tôi cảm thấy vui nhất vì vẫn luôn có những tấm lòng vì nhau lúc những lúc khó khăn”.

"Mùa dịch này giúp được sinh viên, mệt hơn một chút cũng thấy vui" ảnh 1

Cán bộ tại Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 tại KTX ĐHQG TP. HCM tiếp nhận nước uống đóng chai do các nhà hảo tâm ủng hộ.

Theo khảo sát của trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM, hiện tại có 767 sinh viên của trường đang học tập và lưu trú tại TP. Thủ Đức, các khu vực lân cận, trong và ngoài KTX. Kể từ đợt dịch thứ tư đến nay, cuộc sống của nhiều bạn bị ảnh hưởng nặng do không thể về quê vì nhiều lý do. Nhà trường đã vận động các nhà hảo tâm, các giảng viên trong trường quyên góp trong chương trình "Hỗ trợ nhu yếu phẩm, thực phẩm cần thiết dành cho sinh viên đang sinh sống tại TP. HCM trong mùa dịch". Chỉ chưa đầy 1 ngày sau khi phát động, quỹ đã nhận được gần 79 triệu đồng. Có những giảng viên đã về hưu nhưng khi thấy được nỗi nhọc nhằn của sinh viên cũng tham gia đóng góp. Theo anh Lê Xuân Thân – Bí thư Đoàn trường, tính đến chiều ngày 14/7, số tiền đóng góp đã lên đến hơn 145 triệu đồng.

Tại ĐH Công nghiệp TP. HCM, kể từ khi thực hiện Chỉ thị 16, 180 sinh viên lưu trú tại KTX ĐH Công nghiệp TP. HCM lâm vào cảnh khó khăn khi hàng quán đóng cửa hàng loạt. “Thường tụi mình có thể ra ngoài mua về hoặc đặt mang về nhưng giờ hàng quán đóng cửa hàng loạt, đặt về cũng khó vì shipper quá tải. Nhiều bạn tích trữ đồ ăn cũng chỉ là mì gói hoặc đồ khô ăn vài bữa là hết”, một nữ sinh viên cho biết.

"Mùa dịch này giúp được sinh viên, mệt hơn một chút cũng thấy vui" ảnh 2

Sinh viên tại KTX trường Dự bị ĐH TP. HCM nhận quà hỗ trợ từ chương trình "Siêu thị 0 đồng" do Hội Sinh viên TP. HCM trao tặng.

Nhà trường đã chỉ đạo KTX hỗ trợ sinh viên. Ông Hoàng Thanh Tùng – Quản lý KTX cho biết: “Nhà trường chỉ đạo hỗ trợ sinh viên với các suất ăn giá ưu đãi. Chúng tôi đã liên hệ với một dịch vụ nấu ăn nhờ giúp đỡ, hằng ngày các bạn sẽ đăng ký suất ăn với giá 15.000 đồng, phần còn lại nhà trường sẽ hỗ trợ để các bữa ăn được đầy đủ dinh dưỡng và tươm tất. KTX cũng thành lập một “Góc sẻ chia IUH” với trái cây và một số thực phẩm khác để sinh viên sử dụng”. Mỗi ngày 2 buổi trưa và chiều, loa sẽ thông báo để sinh viên nhận cơm. Trường còn hỗ trợ mỗi sinh viên một thùng mì gói và nước uống đóng chai. Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn sẽ được hỗ trợ miễn phí.

Còn tại ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM (HUFI), những ngày giãn cách là trăn trở của các giảng viên của trường. “Chúng tôi bàn với nhau là không để cho bất kỳ sinh viên nào phải thiếu cơm ăn, thiếu đồ dùng sinh hoạt thiết yếu, và phát động việc tổ chức hỗ trợ”, một giảng viên trẻ của trường cho biết. Ngay lập tức, các thầy cô tại Trung tâm Quản lý KTX đã chi hỗ trợ 10 triệu đồng tiền mặt cho các em. Bên cạnh đó, trường cũng kêu gọi từ các nhà hảo tâm và doanh nghiệp. Một cộng ty quảng cáo đã gửi ngay 30 phần quà, một doanh nghiệp xây dựng hỗ trợ thêm 50 phần quà nữa cho các sinh viên ở KTX. Chỉ vài ngày sau, thêm một loạt các doanh nghiệp, tổ chức, Hội LH Phụ nữ quận Tân Phú đã cùng chung tay với trường mở thêm “gian hàng 0 đồng” ngay tại KTX để cung cấp lương thực, thực phẩm cho sinh viên.

"Mùa dịch này giúp được sinh viên, mệt hơn một chút cũng thấy vui" ảnh 3

Cán bộ, giảng viên trường ĐH Nông Lâm TP. HCM chuẩn bị nhu yếu phẩm cho sinh viên tại KTX.

Cũng vậy, ở trường ĐH Nông Lâm TP. HCM, 390 sinh viên còn lưu trú trong đó có 201 sinh viên nữ “kẹt lại” ở KTX cũng khiến cho các giảng viên trong trường lo lắng. Những lời kêu gọi phát đi và những tấm lòng liền đáp lại. Không chỉ các giảng viên trong trường mà rất nhiều giảng viên đã về hưu, đặc biệt là nhiều cựu sinh viên của trường hiện đang làm doanh nghiệp đã trở về chung tay đóng góp. Theo Trung tâm Dịch vụ sinh viên của trường, các giảng viên đã vận động được hơn 105 triệu đồng để mua nhu yếu phẩm cho sinh viên, 390 phần quà, 450 suất ăn, gần 2 tấn gạo, 780 phiếu mua hàng, gần 200 thùng mì, gần 500 kg rau, củ, trứng, thịt và nhiều nhu yếu phẩm khác để hỗ trợ các bạn sinh viên tại KTX Cỏ May. Có những cựu sinh viên ở Úc dù đang tất bật với công việc cũng tranh thủ đóng góp khi thấy lời kêu gọi. Và có cả thầy Bùi Cách Tuyến, nguyên Hiệu trưởng nhà trường, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường cũng tham gia chăm lo cho sinh viên.

Chị Hoàng Hương, một thành viên trong ban vận động xúc động: “Thật sự cảm động với những đề nghị như xin giấu tên vì thương sinh viên, vì đã từng ở KTX như các bạn. Có người nhắn: “Cần gì thêm, cứ báo em”. Những chăm lo thầm lặng của các giảng viên khiến cho những sinh viên của các trường trong những ngày căng thẳng vì dịch ở TP. HCM thêm phần ấm áp.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Dự án Trung Thu Cùng Bé Vùng Cao của cô bạn 'Bống Chè Bưởi'

Dự án Trung Thu Cùng Bé Vùng Cao của cô bạn 'Bống Chè Bưởi'

SVVN - “Bống Chè Bưởi” là biệt danh của cô bạn Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc, đang là học sinh lớp 11 tại Hà Nội. Năm 10 tuổi, Bảo Ngọc được nhiều khán giả yêu mến qua chương trình “Mặt trời bé con” với hình ảnh cô bé đến từ Tuyên Quang biết kinh doanh món chè bưởi như người lớn. Đến nay, Bảo Ngọc đã nấu chè và bán chè được gần 9 năm, dự án “Chè bưởi Bống nấu” của cô bạn còn gọi vốn thành công ở chương trình Shark Tank Việt Nam năm 2018.
Kỳ công phục dựng lồng đèn truyền thống trăm tuổi

Kỳ công phục dựng lồng đèn truyền thống trăm tuổi

SVVN - Trong khi nhiều người trẻ chọn con đường đi tìm cái mới, cái hiện đại để nâng cao đời sống tinh thần của người dân, thì vẫn có những người trẻ chọn hướng quay về với những giá trị xưa cũ của dân tộc: Chị Nguyễn Thị Kim Thủy và anh Nguyễn Hoàng Sơn (cựu sinh viên trường ĐH Kiến trúc TP. HCM), đồng sáng lập cửa hàng quà tặng văn hóa Khởi Đăng Tác Khí (KĐTK).
Chàng trai Hải Phòng kiên trì làm nội dung giáo dục trên TikTok: Không có đường tắt trong dạy và học

Chàng trai Hải Phòng kiên trì làm nội dung giáo dục trên TikTok: Không có đường tắt trong dạy và học

SVVN - Tốt nghiệp trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, Đặng Quốc Dũng (sinh năm 2000) hiện đang học Thạc sĩ ngành Giảng dạy Ngôn ngữ Anh tại trường Southern New Hampshire. Chàng trai gốc Hải Phòng còn được cộng đồng giáo viên, học sinh biết đến qua kênh TikTok “Dũng Đi Dạy” với những nội dung mang tính giáo dục cao liên quan đến việc dạy và học tiếng Anh.
Hành trình biến ‘giấc mơ nghệ thuật’ trở thành hiện thực của chàng trai từng nặng 100kg

Hành trình biến ‘giấc mơ nghệ thuật’ trở thành hiện thực của chàng trai từng nặng 100kg

SVVN - Từng là nạn nhân của body shaming, bị bạn bè “chê bai, dè bỉu”, chàng trai Nolan với thân hình quá khổ, mang trong mình ước mơ nghệ thuật đã quyết tâm thay đổi, “lột xác” để theo đuổi ước mơ. Bên cạnh đó là những khó khăn vô cùng khác, nhưng cũng không thể “dập tắt” niềm đam mê nghệ thuật của bản thân Nolan.
Áp lực tạo nên kim cương - Hành trình trở mình từ ‘viên ngọc thô’ của nam MC gốc Huế

Áp lực tạo nên kim cương - Hành trình trở mình từ ‘viên ngọc thô’ của nam MC gốc Huế

SVVN - Nguyễn Minh Hiếu - cựu sinh viên điển trai trường ĐH Công nghiệp Hà Nội - là gương mặt MC sự kiện quen thuộc trong cộng đồng MC Hà thành. Ít ai biết rằng, để đạt được những thành công như ngày hôm nay, Minh Hiếu đã phải đối mặt với muôn vàn áp lực, từ đó nỗ lực thay đổi và ghi dấu ấn trong lòng khán giả, trở thành MC/BTV của VTC News.