Mua like trên Facebook và những hậu quả khó lường

Mua like trên Facebook và những hậu quả khó lường
Mất tài khoản người mua, bán, tài khoản nạn nhân cũng như mất tiền oan là những thứ dễ gặp nhất trong các giao dịch mua bán like, follow trên Facebook.

> Đoán tính cách qua ‘Like’ của Facebook
> Nút ‘Like’ trên Faceook hé lộ tính cách cá nhân

Quảng cáo xuất hiện từ thế kỉ 18 và nó đã trải qua nhiều bước phát triển để phù hợp với thực tại
Quảng cáo xuất hiện từ thế kỉ 18 và nó đã trải qua nhiều bước phát triển để phù hợp với thực tại.

Thời gian gần đây, cư dân mạng xã hội đã không ít lần bất ngờ khi thấy một số trang cá nhân hoặc fanpage "bỗng dưng" có lượng người quan tâm tăng đột biến mặc dù nội dung bên trong không được cải thiện hoặc không có nội dung mới. Một số người thậm chí phát hiện mình rơi vào danh sách theo dõi của những trang cá nhân không rõ nguồn gốc mặc dù họ không hề quan tâm hay lựa chọn theo dõi những tài khoản này. Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ đâu?

Quảng cáo mạng và mạng xã hội

Một vài tư liệu cho hay, hình thức quảng cáo cộng đồng xuất hiện lần đầu từ thế kỉ 18. Những hình thức quảng cáo giúp cho các thương hiệu tăng cường lượng người dùng cũng như có tầm "phủ sóng" rộng hơn tới với khách hàng. Việc sử dụng quảng cáo cho các chiến dịch, trong các đọt ra mắt sản phẩm mới không còn lạ lùng gì ở thời điểm hiện tại.

Mạng xã hội phát triển kéo theo đó là những nhu cầu kiếm tiền từ dịch vụ "chùa" của một bộ phận lớn người dùng. Không tốn kém, không nguy hiểm, chỉ cần bỏ thời gian là những chủ nhân có thể kiếm cho mình một khoản tiền kha khá từ việc quảng cáo trực tuyến. Tuy nhiên, yếu điểm duy nhất của biện pháp này là độ "nổi" của mỗi tài khoản, tài khoản Facebook nào càng có nhiều người quan tâm sẽ càng kiếm được nhiều tiền và càng dễ tiếp cận với công việc kiếm tiền hơn.

Các nhãn hàng hoặc các công ty cần tạo hiệu ứng mạnh cho sản phẩm, việc sử dụng mạng xã hội đạt ưu điểm lớn khi chi phí ít tốn kém, sức lan tỏa rộng đồng thời hiệu quả quảng cáo cao khiến cho quảng cáo trên mạng xã hội thành một vùng đất màu mỡ cho cả công ty cũng như tài khoản quảng cáo.

Hệ lụy từ việc kiếm tiền "ảo"

Tất nhiên, không phải ai cũng đủ tầm phủ sóng để có thật nhiều người theo dõi và không phải những tài khoản được theo dõi nhiều cũng muốn sử dụng danh tiếng bản thân để kiếm tiền. Chính vì thế mà tình trạng tài khoản giả mạo đồng thời là hoạt động "mua, bán" like, follow trên mạng xã hội có dịp bành trướng.

Những người càng nổi tiếng càng dễ bị giả mạo tài khoản
Những người càng nổi tiếng càng dễ bị giả mạo tài khoản.

Với những người không có khả năng kiếm cho mình lượng người theo dõi lớn nhưng vẫn muốn kiếm tiền từ việc quảng cáo trực tuyến, họ sẽ sử dụng các tài khoản giả mạo của người nổi tiếng. Từ đó bỏ thời gian công sức "nuôi" tài khoản này và tới một mức độ nào đó nó sẽ báo đáp lại chủ nhân.

Một bộ phận không nhỏ không có tài năng, không kiếm được lượng người theo dõi nhưng lại không muốn bỏ thời gian nuôi nấng tài khoản đã sử dụng tiền để "mua" người theo dõi, làm cho danh tiếng của trang cá nhân hoặc fanpage phát triển thêm.

Mua, bán nội dung trên Facebook

Có cầu thì cũng phải có cung, nhiều người cần mua like, mua lượng người theo dõi thì chắc chắn sẽ có người bán. Người bán ở đây là những ai? Có hai loại người bán chủ yếu, một loại sử dụng thời gian, công sức cũng như huy động nhân lực để lập nhiều tài khoản "ảo" trên Facebook. Những tài khoản này không có thông tin bên trong và được tạo ra chỉ với mục đích like hay follow một số trang nhất định.

Ví dụ về một tài khoản ảo với thông tin không trùng khớp, trang cá nhân không có bất kì nội dung nào
Ví dụ về một tài khoản ảo với thông tin không trùng khớp, trang cá nhân không có bất kì nội dung nào.

Loại còn lại, sử dụng sơ hở của người dùng, chèn các đường link có đính kèm mã độc vào những nội dung được quan tâm nhiều như sex, người nổi tiếng, game online hay thể thao... Loại này nguy hiểm hơn và khó lường hơn rất nhiều do sử dụng trực tiếp tài các tài khoản thật để bán like, follow. Chính vì thế một số người luôn thắc mắc tại sao họ lại theo dõi những tài khoản mà họ không hề hay biết.

Giá trị từ like, follow "ảo"

Ở bề nổi, lượng like và follow lớn có thể đánh lừa những thương hiệu muốn quảng cáo hoặc những cá nhân thích nổi tiếng. Tuy nhiên, những người mua like và follow không hề biết rằng họ có thể mất khoản tiền mình vừa bỏ ra bất kì lúc nào. Các mạng xã hội nổi tiếng như Facebook hay Twitter đều thường xuyên có quá trình "lọc" người dùng. Theo như công bố gần đây nhất thì có tới 10% số tài khoản trên Facebook được lập ra chỉ với mục đích quảng cáo, một lượng lớn số tài khoản ảo nằm trong các đường dây mua bán like, follow trên mạng.

Thật không may, những nạn nhân của các dịch vụ mua bán like, follow cũng có thể bị ảnh hưởng
Thật không may, những nạn nhân của các dịch vụ mua bán like, follow cũng có thể bị ảnh hưởng.

Sau quá trình sàng lọc, các số tài khoản ảo sẽ bị xóa và tất nhiên khoản tiền bỏ ra mua like cùng follow cũng tan thành mây khói. Việc mua follow với mục đích nổi tiếng càng "nhảm" hơn khi mà đa phần những tài khoản theo dõi đều là tài khoản ảo, thế nên người mua dù có cố gắng đến mấy cũng chỉ nổi tiếng hơn với giới mua bán like chứ không hề nổi tiếng ngoài đời thật.

Với những người muốn mua like để quảng bá hình ảnh cá nhân hay kiếm tiền từ tài khoản của mình, hãy sử dụng chính những gì mình có để thực hiện nó. Những gì ảo vẫn sẽ mãi thuộc về thế giới ảo và nó có thể biến mất bất kì lúc nào.

Theo Trí Thức Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Một tiết học của học sinh Trường THCS Nguyễn Du, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: NGHIÊM HUÊ

Băn khoăn một chương trình nhiều sách giáo khoa

TP - Sau 5 năm triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó là thay sách giáo khoa (SGK) cuốn chiếu theo từng cấp học, dư luận và nhà giáo vẫn còn thấy những khó khăn, bất cập. Thậm chí cử tri cũng đã lên tiếng về vấn đề này.
Tài khoản sinh viên sư phạm bất ngờ nhận hơn 127 triệu đồng; hiệu trưởng ở Cà Mau bị 'bắt ghen'

Tài khoản sinh viên sư phạm bất ngờ nhận hơn 127 triệu đồng; hiệu trưởng ở Cà Mau bị 'bắt ghen'

TPO - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phản hồi về chế độ tiền lương giáo viên mầm non; tài khoản của nhiều sinh viên sư phạm bất ngờ nhận hơn 127 triệu đồng; hủy kết quả trúng tuyển cao học của Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh Bắc;… là những thông tin giáo dục nổi bật tuần qua.