Muôn hình vạn trạng góc nhìn thực tập của sinh viên

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Trước đây, đi thực tập hay tìm việc làm ổn định là những “nhiệm vụ” được mặc định riêng cho sinh viên năm cuối. Tuy nhiên, càng ngày nhu cầu trải nghiệm môi trường làm việc thực tế của sinh viên lại càng tăng cao, các nhà tuyển dụng cũng ưu tiên và mong muốn tìm kiếm thêm nhiều nguồn năng lượng trẻ khiến việc thực tập sớm trở nên phổ biến.

Bắt đầu thực tập từ năm thứ nhất, Đỗ Thị Chi (năm thứ ba, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đã có khoảng thời gian gắn bó rất dài với công ty đầu tiên của mình. Như bao bạn sinh viên năm thứ nhất khác, thời điểm mới vào đại học, Chi đã từng rất băn khoăn không biết nên chọn tham gia CLB hay đi thực tập. “Vì mình biết thực tập rất cực, đặc biệt là đối với một đứa không có chút kinh nghiệm nào. Tuy nhiên, ngay hôm phỏng vấn, mình đã nhận ra: Đây đúng là nơi mình phải làm rồi! Văn phòng xinh xắn, rất nhiều cây xanh, mình cảm nhận được người phỏng vấn tôn trọng mình nên mình cứ thế nhào tới thôi!”, Chi tâm sự.

Muôn hình vạn trạng góc nhìn thực tập của sinh viên ảnh 1
Chi lựa chọn đi thực tập từ khi mới là sinh viên năm thứ nhất.

Tuy nhiên, khi bắt đầu thực tập, Chi nhận ra khoảng cách tuổi tác là một trở ngại rất lớn của mình: “Khi giao tiếp với các anh chị, đôi khi họ không hiểu ngôn ngữ của tuổi teen mình vì các anh chị thì trên 30, còn mình lúc đó thì là em út, 18 tuổi. Vì vậy mà khi nói chuyện, mình cũng phải chừng mực, dù họ có trẻ trung thế nào thì đôi khi sự thoải mái của mình vẫn có thể khiến họ nghĩ mình đang không tôn trọng họ”.

Cuối cùng, Chi cho rằng, điều quan trọng nhất khi đi thực tập sớm là có cho mình một thái động nhiệt tình, cầu tiến: “Vì chúng ta không có gì cả, giá trị chúng ta trao lại cho công ty không quá nhiều như các anh chị đã có kinh nghiệm. Cái công ty cần là sự nỗ lực và không ngại khó. Mình vẫn nhớ, đợt đó mình đi phỏng vấn, các anh chị đã chọn mình thay vì một chị có tới 5 năm kinh nghiệm. Bởi, họ thấy mình có sự tích cực, ham học hỏi hơn”.

Là một sinh viên tiêu biểu của trường ĐH FPT Hà Nội, Nguyễn Việt Long (2001) mới đây đã tiếp tục làm dày thành tích của mình khi trở thành nhân viên chính thức của FPT Software, dù mới chỉ học năm thứ ba.

Muôn hình vạn trạng góc nhìn thực tập của sinh viên ảnh 2
Chàng trai “Kỹ thuật phần mềm” với thành tích học tập xuất sắc.

Bắt đầu thực tập từ tháng 12/2021, Long cảm thấy rất khó khăn khi trải qua quãng thời gian hoạt động không đúng với chuyên môn: “Mình nghĩ, cái này thì hầu hết các bạn sinh viên đều trải qua khi đi thực tập. Tuy nhiên, mình vẫn cố gắng học hỏi về công việc mới để hoàn thành nhiệm vụ. Và những cố gắng đó đã không bỏ phí khi mình sắp được đưa sang một vị trí phù hợp với sở thích của mình hơn”. Ngoài ra, làm quen với văn hóa và quy tắc doanh nghiệp cũng là những thứ khiến Long bị ngợp trong thời gian đầu tiếp xúc. Bỏ qua những trắc trở đó thì việc đi thực tập đã giúp Long có thêm kinh nghiệm, thay đổi tư duy trong việc xử lý vấn đề cũng như tiếp thu được nhiều mẹo quản lý từ các anh chị cấp trên.

Theo Long, khoảng thời gian thích hợp nhất để sinh viên đi thực tập là từ một năm cho tới 6 tháng trước khi ra trường: “Khi ra trường, một năm kinh nghiệm làm việc đó sẽ tạo lợi thế cho bạn rất nhiều trong khi tìm kiếm những công việc tiềm năng và hấp dẫn”. Long cũng nói thêm: “Một bản CV tốt và một tinh thần vững vàng là thứ mà các bạn sinh viên nên chuẩn bị trước khi nộp đơn thực tập. Các doanh nghiệp luôn khát người, nhưng để trở thành ứng viên tiềm năng và đáng để lựa chọn, hãy thể hiện tốt từ trong CV qua điểm số, hoạt động ở trường, thành tích, kinh nghiệm làm việc trước đây (nếu có) và phải có sự quyết tâm”.

Cũng bắt đầu thực tập từ năm ba giống như Long, Phạm Thị Ngọc Ánh (năm cuối, trường ĐH Kinh tế Quốc dân) đã lựa chọn Bảo Việt Nhân thọ làm nơi thực tập để hiểu sâu hơn chuyên ngành Bảo hiểm mà mình đang theo học. Với Ánh, tiêu chí quan trọng nhất khi chọn nơi thực tập là phù hợp với định hướng của bản thân: “Mình luôn hướng tới những công ty "lão làng" trong ngành, nơi có môi trường làm việc chuyên nghiệp nhưng vẫn trẻ trung, năng động và một mentor định hướng tốt nữa”.

Muôn hình vạn trạng góc nhìn thực tập của sinh viên ảnh 3
Với Ánh, tiêu chí quan trọng nhất khi chọn nơi thực tập là phù hợp với định hướng của bản thân.

Từ khi đi thực tập, Ánh nhận ra khoảng cách giữa lý thuyết được học trên trường với thực tế là rất lớn, kiến thức để làm việc thì mới và nhiều. Tuy nhiên, Ánh không cho rằng đây là khó khăn mà luôn coi như cơ hội để hiểu sâu hơn lý thuyết, tạo nền tảng vững chắc cho những môn học chuyên ngành. Ánh cho rằng, thực tập cũng là một hình thức đi học nên không có thời điểm nào là lý tưởng để bắt đầu: “Chỉ cần khi bạn sẵn sàng thì lúc nào cũng là thời điểm thích hợp. Mình luôn tin vào câu nói: "Khi bạn khao khát một điều gì đó, cả vũ trụ sẽ hợp lực giúp bạn đạt được điều đó".

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Ông bố của chủ nhân hàng loạt học bổng các trường Đại học uy tín ở Mỹ chia sẻ về kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ hiệu quả

Ông bố của chủ nhân hàng loạt học bổng các trường Đại học uy tín ở Mỹ chia sẻ về kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ hiệu quả

SVVN - Nguyễn Chúc Khanh, học sinh lớp 12D2 Trường THPT Việt Đức, Hà Nội vừa được nhận thư báo trúng tuyển và học bổng vào nhiều trường Đại học nổi tiếng ở Mỹ như: Đại học California, Irvine; Đại học Arizona; Đại học Tulsa; Đại học Washington; Đại học George Manson … trong đó Đại học Tulsa đã đồng ý cấp học bổng Presidential Scholarship trị giá 6 tỷ đồng. Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Việt Khôi là phụ huynh của bạn Nguyễn Chúc Khanh.
Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn: Công tác tuyển sinh 2024 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định

Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn: Công tác tuyển sinh 2024 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định

SVVN - Phát biểu khai mạc Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh giai đoạn 2015 – 2023, tại TP. HCM, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, 9 năm qua, ngành giáo dục đã có những điều chỉnh mang lại lợi ích tốt hơn cho các trường đại học và cho thí sinh. Đến nay, công tác tuyển sinh đã từng bước đi vào quy củ.