Mỹ đàm phán dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ với vắc xin COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
Ảnh minh họa: UPI
Ảnh minh họa: UPI
TPO - Chính quyền Tổng thống Joe Biden cho biết sẽ bắt đầu đàm phán trong tuần này với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về việc bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin COVID-19.

Chánh văn phòng Nhà Trắng Ron Klain trong một cuộc phỏng vấn hồi cuối tuần cho biết bà Katherine Tai, nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Mỹ, sẽ tới WTO mở các cuộc đàm phán về “cách để vắc xin phân phối, nhượng quyền và chia sẻ rộng hơn”.

Trước đó, bà Tai đã gặp lãnh đạo các hãng sản xuất vắc xin như Moderna, Pfizer và AstraZeneca để thảo luận về vấn đề trên.

Thông báo được đưa ra trong bối cảnh các nhà hoạt động, các chính trị gia tiến bộ và các lãnh đạo nước ngoài đang tạo áp lực lên Nhà Trắng để dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ với vắc xin COVID-19, giúp các nước nghèo hơn có thể tự bắt đầu sản xuất các loại vắc xin phục vụ chương trình tiêm chủng của mình.

Đầu tuần trước, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói với Tổng thống Joe Biden trong một cuộc điện đàm về một kiến nghị mà nước này đưa ra trước WTO cùng với Nam Phi để dỡ bỏ một số điều khoản thương mại liên quan đến vắc xin.

Mỹ cũng bị chỉ trích vì quá tập trung vào việc tiêm chủng cho công dân nước này, đặc biệt là khi nguồn cung vắc xin của Mỹ bắt đầu vượt quá nhu cầu.

Với tốc độ tiêm chủng hiện tại ở các quốc gia nghèo hơn, nhiều người sẽ phải đợi đến năm 2024 để được tiêm phòng.

Hồi tháng Ba, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng kêu gọi từ bỏ các bằng sáng chế để đưa thế giới "vào tình trạng sản xuất thời chiến".

“Tôi không tin rằng chúng ta đang dốc toàn lực sản xuất vắc xin. Chúng ta không nên bị kìm hãm bởi chính trị, kinh doanh hoặc những quy định ngặt nghèo”, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.

Tuy nhiên, theo Chánh văn phòng Ron Klain, quyền sở hữu trí tuệ chỉ là một phần của vấn đề, trong khi nguyên nhân chính là tốc độ sản xuất vắc xin.

Ông Klain cho biết thêm, Ấn Độ có một loại vắc xin nội địa tên Covishield và việc sản xuất đã chậm lại do thiếu nguyên liệu. Để giải quyết tình trạng này, Mỹ đã gửi cho Ấn Độ số nguyên liệu đủ để sản xuất khoảng 20 triệu liều vắc xin trước khi nước này phải đối mặt với làn sóng dịch bệnh mới.

“Sản xuất là vấn đề lớn nhất. Ở Mỹ có một nhà máy có đầy đủ quyền sở hữu trí tuệ để sản xuất vắc xin. Nhưng họ vẫn không sản xuất vì nhà máy có vấn đề”, ông Klain nói.

Chuyên gia Thomas Bollyky, Giám đốc Chương trình Y tế Toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (trụ sở ở Mỹ) cũng cho rằng vấn đề không chỉ nằm ở quyền sở hữu trí tuệ, mà còn là việc chuyển giao công nghệ, vì sản xuất vắc xin không hề đơn giản. Sẽ rất khó thiết lập nhanh một cơ sở sản xuất vắc xin mới, với đội ngũ nhân viên đủ tiêu chuẩn để sản xuất số lượng lớn vắc xin chất lượng cao.

Theo UPI, CNN
MỚI - NÓNG
Nhiều ngôi sao thể thao thế giới tới Việt Nam
Nhiều ngôi sao thể thao thế giới tới Việt Nam
TPO - Trong dịp 30/4-1/5, người hâm mộ bất ngờ đón chào tay vợt huyền thoại Roger Federer, vận động viên golf nổi tiếng Sir Nick Faldo khi họ du lịch tới Hội An, Quảng Nam. Tại Đà Nẵng ngày 28/4, các siêu sao bóng đá Brazil đã xuống bãi biển Đà Nẵng chơi bóng cùng người hâm mộ. 
Cụ ông tử vong nghi do sốc nhiệt
Cụ ông tử vong nghi do sốc nhiệt
TPO - Khi đang đi trên đường để về nhà giữa nắng nóng 42 độ C, cụ ông 80 tuổi ở Hà Tĩnh bị ngất xỉu. Nạn nhân được đưa đến bệnh viện, nhưng tử vong sau đó nghi do sốc nhiệt.
Đổ xô đi đảo Lý Sơn
Đổ xô đi đảo Lý Sơn
TPO - Từ ngày 27-29/4, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi đón hơn 6.000 lượt du khách đến tham quan, du lịch. Ban quản lý Cảng Sa Kỳ đã bố trí tăng hàng chục chuyến tàu cao tốc, siêu tốc mỗi ngày. Hiện toàn bộ cơ sở homestay, nhà nghỉ, khách sạn trên đảo đã kín phòng.