Năm 2021, TP. HCM có thêm 300.000 việc làm mới

SVVN - Năm 2021, nhu cầu nhân lực TP. HCM đã qua đào tạo chiếm 85,8%. Trong đó, nhu cầu nhân lực có trình độ sơ cấp chiếm 25,21%, trung cấp chiếm 21,3%, cao đẳng chiếm 18%, đại học trở lên chiếm 21,29%.

Theo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. HCM, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang tiếp tục diễn ra trên thế giới, dự kiến nhu cầu nhân lực TP. HCM năm 2021 cần khoảng từ 270.000-300.000 chỗ làm việc, trong đó có khoảng 140.000 chỗ việc làm mới.

Nhu cầu nhân lực tập trung ở các ngành kinh doanh, thương mại (chiếm 20,16% tổng nhu cầu); điện tử, công nghệ thông tin (chiếm 10,96%); dịch vụ, phục vụ (chiếm 7,25%); cơ khí, tự động hóa (chiếm 5,60%); vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng (chiếm 5,41%); dịch vụ cá nhân, chăm sóc sức khỏe và y tế (chiếm 5,37%); dịch vụ thông tin tư vấn, chăm sóc khách hàng (chiếm 4,13%); dệt may, giày da (chiếm 3,61%); kinh doanh tài sản, bất động sản (chiếm 3,24%); tài chính, tín dụng, ngân hàng (chiếm 3,75%); kế toán, kiểm toán (chiếm 3,15%); du lịch, nhà hàng, khách sạn (chiếm 2,86%).

Theo đó, năm 2021, nhu cầu nhân lực TP. HCM đã qua đào tạo chiếm 85,8%. Trong đó, nhu cầu nhân lực có trình độ sơ cấp chiếm 25,21%, trung cấp chiếm 21,3%, cao đẳng chiếm 18%, đại học trở lên chiếm 21,29%.

Năm 2021, TP. HCM có thêm 300.000 việc làm mới ảnh 1 Dự kiến nhu cầu nhân lực TP. HCM năm 2021 cần khoảng từ 270.000-300.000 chỗ làm việc, trong đó có khoảng 140.000 chỗ việc làm mới.

Cụ thể, nhu cầu nhân lực trong quý 1 cần khoảng từ 70.000-75.000 chỗ làm việc, tập trung ở các doanh nghiệp đã và đang hoạt động ổn định sau thời điểm dịch bệnh bùng phát và có nhu cầu phát triển và mở rộng sản xuất, kinh doanh. Phần lớn các doanh nghiệp có nhu cầu nhân lực ở các ngành kinh doanh, thương mại; dịch vụ phục vụ; dệt may, giày da; chế biến thực phẩm; hóa chất, nhựa, cao su; dịch vụ thông tin tư vấn, chăm sóc khách hàng; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng; công nghệ thông tin; du lịch, nhà hàng, khách sạn.

Trong quý 2 và 3, nhu cầu nhân lực chuyển dịch theo hướng gia tăng lao động có trình độ, tay nghề và mỗi quý cần khoảng từ 68.600-74.400 chỗ làm việc. Các doanh nghiệp có nhu cầu nhân lực tập trung ở các ngành công nghệ thông tin, điện tử; cơ khí; hóa chất, nhựa, cao su; kiến trúc, kỹ thuật công trình xây dựng; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng; dịch vụ cá nhân, chăm sóc sức khỏe và y tế; kế toán, kiểm toán; tài chính, tín dụng, ngân hàng; kinh doanh tài sản, bất động sản; du lịch-nhà hàng-khách sạn.

Riêng quý 4, phần lớn các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, phục vụ Tết Nguyên đán và hoàn thành kế hoạch năm. Nhu cầu nhân lực có xu hướng tăng ở lao động thời vụ, làm việc bán thời gian; ở các ngành kinh doanh, thương mại, dịch vụ phục vụ; công nghệ thông tin; cơ khí; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng; dịch vụ thông tin tư vấn, chăm sóc khách hàng; du lịch, nhà hàng, khách sạn… với tổng cầu khoảng từ 71.950-77.100 chỗ làm việc.

Dự báo năm 2021, thị trường lao động thành phố phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Dự kiến lao động làm việc đạt trên 4,8 triệu người; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 1,74%; công nghiệp, xây dựng chiếm 32,45%; dịch vụ chiếm 65,81%.

Lao động làm việc trong các doanh nghiệp trên 3,1 triệu người; trong đó, lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước chiếm 4,09%, doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 72,89% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 23,02%.

MỚI - NÓNG
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
SVVN - Trong họp báo chiều 29/11, công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều vấn đề được phóng viên các cơ quan báo chí đặt ra: Nếu từ năm 2025 thi theo phương án mới thì thí sinh trượt tốt nghiệp năm học 2023 - 2024 sẽ thế nào? Phương án này, môn Ngoại ngữ sẽ không còn là môn bắt buộc, liệu có làm giảm chất lượng môn Ngoại ngữ? Liệu học sinh có được thi hơn 4 môn như quy định?...

Có thể bạn quan tâm

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội chính thức trở thành thành viên liên kết của AUN-QA

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội chính thức trở thành thành viên liên kết của AUN-QA

SVVN - Thành lập vào năm 1966, với mục tiêu trở thành một trong những trường đại học hàng đầu khu vực Đông Nam Á, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội luôn đặt chất lượng lên hàng đầu trong mọi hoạt động, chú trọng công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn trong nước, khu vực và quốc tế. Mới đây, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã trở thành thành viên liên kết của mạng lưới đảm bảo chất lượng (AUN-QA) với sự nhất trí cao của các thành viên trong Hội đồng AUN-QA.
Tăng cường kiến thức về khởi nghiệp cho sinh viên qua ‘Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số’

Tăng cường kiến thức về khởi nghiệp cho sinh viên qua ‘Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số’

SVVN - Ngày 28/11/2023, trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) tổ chức khai mạc “Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số 2023”. Tuần lễ tạo môi trường và không gian tìm hiểu, giao lưu, quảng bá các dự án đang được nhà trường ươm tạo, các dự án khởi nghiệp thành công của cựu sinh viên và các đề tài nghiên cứu tiêu biểu của sinh viên trường.
PGS.TS Hoàng Tùng là tân Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

PGS.TS Hoàng Tùng là tân Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

SVVN - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội vừa long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2019-2024. Trước đó, ngày 8/11/2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký ban hành Quyết định Công nhận PGS.TS Hoàng Tùng – Phó Hiệu trưởng giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, nhiệm kỳ 2019-2024.