Nam sinh giành học bổng 6,6 tỷ đồng du học Mỹ

Nam sinh giành học bổng 6,6 tỷ đồng du học Mỹ
SVVN - Lê Mạnh Linh (lớp 12Anh1, trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam) đã xuất sắc trúng tuyển 3 trường thuộc nhóm Ivy League danh giá tại Mỹ, với mức học bổng 292.000 đôla (6,6 tỷ đồng) và chọn theo học ĐH Yale.

Cởi mở để hoàn thiện bản thân

Lê Mạnh Linh xuất sắc trúng tuyển 6 đại học của Mỹ, trong đó có 3 trường thuộc nhóm Ivy League (ĐH Yale, ĐH Pennsylvania, ĐH Dartmouth). Ngoài ra, Linh còn trúng tuyển ĐH Amherst, Walsh School of Foreign Service của ĐH Georgetown (trụ sở ở Mỹ) và ĐH Georgetown (trụ sở tại Qatar). Linh đã lựa chọn ĐH Yale: “Mình thích Yale, bởi trường có chất lượng giáo dục nổi tiếng toàn cầu, cũng như chính sách học bổng, hỗ trợ tài chính tạo điều kiện cho sinh viên. Mình cảm thấy, môi trường ở đây khuyến khích sự cân bằng giữa học thuật và hoạt động xã hội. Dự định của mình là sẽ học ngành liên quan đến khoa học xã hội, như: Chính trị, Quan hệ quốc tế, hay ngành đặc thù Luân lý học, Chính trị học, Kinh tế học. Những ngành học này sẽ giúp mình có thể thỏa thích tìm hiểu những đam mê khác của bản thân”.

Điểm chuẩn hóa trong hồ sơ nộp vào các trường đại học Mỹ là: 120/120 TOEFL, 35/36 ACT, 800/800 các môn SAT 2 Toán, Lý, Hóa, 760/800 môn SAT 2 Sinh và 750/800 môn SAT 2 Văn. Ngoài điểm số, bài luận là một trong những yếu tố đánh giá khả năng tư duy của từng học sinh. Ở bài luận, Linh xoay quanh những trải nghiệm thực tiễn cuộc sống của bản thân. Bài luận nói về việc Linh trải qua những chuyến tàu tuổi thơ mà gia đình cậu buộc phải lựa chọn vì nó đáp ứng tiêu chí “rẻ nhất và dễ nhất”.

“Chính những chuyến tàu này đã dạy cho mình những bài học về tâm lý đám đông, hay hợp tác Liên Xô - Việt Nam thời chiến tranh chống Mỹ. Hay tiếng tàu theo nhịp ba phách cho mình nhận thức về nhịp điệu trong nhạc lý và thơ nước ngoài. Nếu như con tàu của Việt Nam gặp phải những khó khăn để nâng cấp, vẫn ồn ào, thô kệch, thì đây lại là nguồn cảm hứng viết các tiểu ký, thơ của một đứa trẻ như mình, mà chính từ đó giúp mình hình thành nền tảng kiến thức, nhân cách”, Linh nói.

Ban đầu, Linh cũng gặp trở ngại trong việc xác định kế hoạch du học, vì điều kiện tài chính gia đình eo hẹp. Hiểu khó khăn của bố mẹ, Linh thường tự học hoặc tìm khóa học với chi phí thấp để trau dồi kiến thức. Linh có ý định du học Mỹ từ năm lớp 9. Vì thế, Linh đã tự tìm hiểu kỹ lưỡng từ nhiều nguồn về những yêu cầu hồ sơ du học Mỹ. Bên cạnh đó, việc thường xuyên viết ký sự, thơ bằng tiếng Anh giúp cậu trau dồi thêm trình độ ngoại ngữ. “Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, dù gặp nhiều khó khăn, mình luôn học cách mở lòng với bản thân để hiểu và bình tĩnh suy nghĩ vấn đề thấu đáo hơn. Mình luôn chia sẻ và thảo luận với mọi người xung quanh để tìm hướng giải quyết. Ngoài ra, mình luôn chủ động tìm kiếm cái mới, hiểu rõ bản thân mong muốn gì, mạnh gì, yếu gì và nên làm gì”, Linh tâm sự.

Mỗi người là một vẻ đẹp riêng

10X giành học bổng 6,6 tỷ đồng du học Mỹ

Chia sẻ về bí quyết học, nam sinh trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam cho biết, việc chủ động, tự nghiên cứu, tìm hiểu trong học tập có vai trò quan trọng để đạt hiệu quả cao. Ở trên lớp, Linh cố gắng tập trung hiểu bài ngay, chỗ nào không hiểu thì hỏi trực tiếp thầy cô giáo và bạn bè. Khi về nhà, ngoài phần bài tập được giao, Linh cố gắng làm thêm phần ôn luyện nâng cao dành cho các môn để mở rộng kiến thức và có thể áp dụng trong đời sống một cách hiệu quả nhất. “Mình khá thích việc học xuất phát từ sự nhẹ nhàng, không gượng ép, không có ranh giới giữa học tập và thư giãn. Mình thường nghe nhạc, đọc sách, xem thể thao và vẫn tự nhủ rằng, những việc tưởng chừng như là chơi như thế luôn chứa nhiều bài học để tìm tòi”.

Không chỉ học tập tốt, Linh còn là gương mặt trẻ tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Cậu là Tổng Thư ký năm thứ hai liên tiếp của dự án “International Vietnam Model United Nations - IVMUN” (Mô hình học sinh phổ thông đóng vai trò đại biểu Liên Hợp Quốc). Trong vai nhà ngoại giao, Linh được tự do đóng góp ý kiến về những vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị… và học hỏi được nhiểu kỹ năng: Trình bày ý tưởng, quản lý nhân sự, điều phối công việc… Mỗi lần diễn thuyết bằng tiếng Anh về các vấn đề bảo an Liên Hợp Quốc, kinh tế dầu mỏ thế giới, tranh chấp hàng hải... tại các phiên họp của “IVMUN”, Linh đều được tiếp thêm động lực từ những tràng pháo tay của các bạn trẻ.

Trong gia đình, người tạo động lực nhiều nhất cho Linh  là mẹ, mỗi khi cậu gặp vướng mắc về học tập hay cuộc sống. “Trước đây, mình có tật nói lắp, gặp khó khăn trong diễn đạt, mẹ luôn động viên mình. Mình cố gắng viết thật nhiều, ngẫm nghĩ, nói ra thành tiếng, nhiều khi độc thoại. Trong quá trình luyện tập để nói tốt hơn, mình cũng hình thành suy nghĩ liền mạch và hiểu bản thân hơn. Trong hồ sơ nộp du học, ngoài điểm số và hoạt động ngoại khóa, mình thể hiện rõ quan điểm, tính cách, lối sống, suy nghĩ, cũng như động lực, đam mê. Mỗi bạn đều có một vẻ đẹp, nét riêng khác nhau nên không có công thức chung nào cho việc tạo hồ sơ cả. Điều quan trọng là bạn cần phải có một ý thức về bản thân thật vững vàng”, Linh cho biết.

Những thành tích/ giải thưởng là Linh đã đạt được:

- Hạng “Distinction” Kỳ thi toán học Úc, năm 2016 (Dành cho học sinh).

- Giải Nhì Học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh, năm 2017 – 2018.

- Tổng Thư ký Mô hình “International Vietnam Model United Nations”, năm 2017, 2018.

Theo Báo Sinh Viên Việt Nam số 32
MỚI - NÓNG
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
SVVN - Trong họp báo chiều 29/11, công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều vấn đề được phóng viên các cơ quan báo chí đặt ra: Nếu từ năm 2025 thi theo phương án mới thì thí sinh trượt tốt nghiệp năm học 2023 - 2024 sẽ thế nào? Phương án này, môn Ngoại ngữ sẽ không còn là môn bắt buộc, liệu có làm giảm chất lượng môn Ngoại ngữ? Liệu học sinh có được thi hơn 4 môn như quy định?...

Có thể bạn quan tâm

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội chính thức trở thành thành viên liên kết của AUN-QA

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội chính thức trở thành thành viên liên kết của AUN-QA

SVVN - Thành lập vào năm 1966, với mục tiêu trở thành một trong những trường đại học hàng đầu khu vực Đông Nam Á, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội luôn đặt chất lượng lên hàng đầu trong mọi hoạt động, chú trọng công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn trong nước, khu vực và quốc tế. Mới đây, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã trở thành thành viên liên kết của mạng lưới đảm bảo chất lượng (AUN-QA) với sự nhất trí cao của các thành viên trong Hội đồng AUN-QA.
Tăng cường kiến thức về khởi nghiệp cho sinh viên qua ‘Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số’

Tăng cường kiến thức về khởi nghiệp cho sinh viên qua ‘Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số’

SVVN - Ngày 28/11/2023, trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) tổ chức khai mạc “Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số 2023”. Tuần lễ tạo môi trường và không gian tìm hiểu, giao lưu, quảng bá các dự án đang được nhà trường ươm tạo, các dự án khởi nghiệp thành công của cựu sinh viên và các đề tài nghiên cứu tiêu biểu của sinh viên trường.
PGS.TS Hoàng Tùng là tân Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

PGS.TS Hoàng Tùng là tân Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

SVVN - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội vừa long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2019-2024. Trước đó, ngày 8/11/2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký ban hành Quyết định Công nhận PGS.TS Hoàng Tùng – Phó Hiệu trưởng giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, nhiệm kỳ 2019-2024.