Nâng cao chất lượng xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngày 21/11, tại Hải Phòng, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác xoá mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2023-2030.

Phát biểu khai mạc, ông Hoàng Đức Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên (Bộ GD&ĐT) nói rằng, xoá mù chữ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục.

Nâng cao chất lượng xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 1

Ông Hoàng Đức Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên (Bộ GD&ĐT) phát biểu khai mạc.

Biết chữ là điều kiện cần và là “cánh cửa” đầu tiên để bước vào lộ trình của học tập suốt đời đối với mỗi một con người và công tác xoá mù chữ được đặt ra cấp thiết, không thể thiếu và phải được đặt lên hàng đầu của việc nâng cao dân trí, là một tiêu chí để xây dựng xã hội học tập.

Công tác xoá mù chữ cho người dân nói chung và người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng đã được Bộ GD&ĐT chỉ đạo sát sao, quyết liệt. Đơn vị đã ban hành các Thông tư; biên soạn và in ấn tài liệu hướng dẫn thực hiện Chương trình xoá mù chữ dành cho giáo viên, học viên; tổ chức tập huấn cho giáo viên các trường học.... Đồng thời, tổ chức kiểm tra và ban hành quyết định công nhận các tỉnh, thành phố đạt chuẩn xoá mù chữ theo các mức độ.

Theo báo cáo về thực trạng công tác xoá mù chữ của Vụ Giáo dục Thường xuyên, trong giai đoạn 2021-2023, cả nước đã huy động được 79.280 người ra học xoá mù chữ. Riêng 51 tỉnh thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia đã huy động được 53.965 người ra học xoá mù chữ, trong đó có 44.087 học viên là người dân tộc thiểu số.

Tính đến thời điểm tháng 10/2023, tỷ lệ người đạt chuẩn biết chữ mức độ 1 và đạt chuẩn biết chữ mức độ 2 tuổi từ 15- 60 của cả nước lần lượt là 98,55% và 96,70%.

Bên cạnh kết quả đạt được, hiện vẫn còn trên 734.000 người chưa đạt chuẩn biết chữ mức độ 1 (chiếm 1,15%). Tỷ lệ huy động người học xoá mù chữ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp.

Vẫn còn có địa phương còn người mù chữ, nhiều người chưa đạt chuẩn xoá mù chữ nhưng không huy động hoặc huy động được rất ít người ra học xoá mù chữ. Công tác phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong công tác xoá mù chữ ở một số địa phương chưa thực sự chặt chẽ, thường xuyên và hiệu quả…

Theo Bộ GD&ĐT, giải pháp đặt ra nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng công tác xoá mù chữ giai đoạn 2023-2030 là cần nâng cao trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp và tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác xoá mù chữ. Đổi mới công tác quản lý, điều tra, vận động và tổ chức lớp xoá mù chữ. Củng cố kết quả biết chữ, hạn chế tình trạng tái mù chữ.

Tính đến thời điểm tháng 10/2023, tỷ lệ người đạt chuẩn biết chữ mức độ 1 và đạt chuẩn biết chữ mức độ 2 tuổi từ 15- 60 của cả nước lần lượt là 98,55% và 96,70%.

Bên cạnh kết quả đạt được, hiện vẫn còn trên 734.000 người chưa đạt chuẩn biết chữ mức độ 1 (chiếm 1,15%). Tỷ lệ huy động người học xoá mù chữ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp.

Tại hội thảo, các đại biểu đã có ý kiến trao đổi, thảo luận các biện pháp nhằm nâng cao ý thức học chữ của người dân tộc thiểu số; vận động người mù chữ đi học xoá mù chữ, không bỏ học giữa chừng; cách tổ chức học xoá mù chữ để khắc phục khó khăn, tạo thuận lợi cho người học, đảm bảo nguyên tắc giáo dục và chất lượng dạy học;

Một số ý kiến cũng đề cập tới chế độ, chính sách hỗ trợ, động viên người học xoá mù chữ là người dân tộc thiểu số; phương pháp dạy xoá mù chữ đặc thù, phù hợp với người dân tộc thiểu số như điều kiện địa lý, phong tục, tập quán…

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.