Với mục đích nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng, các bên liên quan trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em trong nông nghiệp. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang có những diễn biến hết sức phức tạp, để thực hiện nghiêm các chỉ đạo trong công tác phòng, chống dịch bệnh của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và TP. Hà Nội.
TS Vũ Ngọc Huyên - Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại Hội thảo. |
Phát biểu tại Hội thảo, TS Vũ Ngọc Huyên - Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, việc trẻ em phải lao động sớm đã và đang để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến sự phát triển hài hòa của trẻ, cản trở việc tiếp cận và thụ hưởng nền giáo dục phù hợp; cản trở việc chuẩn bị một tương lai tốt hơn cho chính các em, làm mất đi các quyền của trẻ và tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chất lượng của nguồn nhân lực trong tương lai.
Lao động trẻ em là một thách thức toàn cầu, với 152 triệu lao động trẻ em trên toàn thế giới, và phần lớn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm khoảng 71% tương đương 108 triệu trẻ). Ở châu Á và Thái Bình Dương, có khoảng 62 triệu lao động trẻ em, chỉ đứng sau khu vực có số lao đông trẻ em nhiều nhất là châu Phi.
Các diễn giả trình bày tại Hội thảo. |
Tại Việt Nam, khảo sát quốc gia về Lao động trẻ em gần nhất (2018) cho thấy đã có sự chuyển biến tích cực về tình hình lao động trẻ em thời gian qua. Quy mô và xu hướng lao động trẻ em đã giảm mạnh (từ 9,6% năm 2012 xuống 5,4% năm 2018) nhưng Việt Nam hiện vẫn có trên 1 triệu lao động trẻ em.
Trẻ em tham gia lao động ở cả 3 khu vực của nền kinh tế nhưng so với kết quả điều tra năm 2012, lao động trẻ em tập trung nhiều hơn vào khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ và giảm mạnh ở khu vực nông nghiệp. Tuy nhiên, khu vực nông nghiệp vẫn thu hút một lượng lớn lao động trẻ em tham gia (chiếm khoảng 53,6% tổng số lao động trẻ em tại Việt Nam năm 2018).
Các diễn giả trình bày tại Hội thảo. |
Công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em luôn được Đảng, Quốc hội, Chính phủ quan tâm đầu tư. Việt Nam đã tham gia, phê chuẩn các điều ước quốc tế nhằm bảo đảm thực hiện quyền trẻ em. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016 - 2020. Qua 5 năm thực hiện, chương trình đã được bộ, ngành, địa phương và các tổ chức quốc tế quan tâm phối hợp, hỗ trợ và thu được kết quả đáng ghi nhận.
Các đại biểu tham dự Hội thảo. |
Cụ thể, hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến lao đông trẻ em ngày càng hoàn thiện; công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, các bộ ngành, đoàn thể. Huy động được sự tham gia của các tổ chức liên quan, doanh nghiệp và toàn xã hội; triển khai quy trình hỗ trợ can thiệp lao động trẻ em trên toàn quốc; năng lực triển khai công tác phòng ngừa giảm thiểu lao động trẻ em của các cấp, ngành được nâng cao. Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát về lao động trẻ em được quan tâm thực hiện...
Sau hơn 1 tháng vừa qua, Trung tâm Cung ứng nguồn nhân lực và Hội Sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã phối hợp phát động cuộc thi vẽ tranh “Nâng cao nhận thức về ảnh hưởng thuốc bảo vệ thực vật đối với lao động trẻ em trong nông nghiệp”, cuộc thi đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo sinh viên trong Học viện với hơn 100 tác phẩm dự thi đã được gửi về Ban Tổ chức.