Nga yêu cầu Pháp giải thích vụ bắt giữ nhà sáng lập Telegram

TPO - Đại sứ quán Nga tại Paris đã yêu cầu chính quyền Pháp giải thích lý do bắt giữ nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành (CEO) Telegram Pavel Durov, theo hãng tin RT.
Nga yêu cầu Pháp giải thích vụ bắt giữ nhà sáng lập Telegram ảnh 1

Doanh nhân công nghệ Pavel Durov. (Ảnh: Getty Images)

Ông Durov bị bắt giữ hôm 24/8 sau khi đáp máy bay xuống sân bay Le Bourget (Pháp), và dự kiến sẽ phải ra hầu tòa vào tối 25/8. Vụ bắt giữ có liên quan đến việc ứng dụng nhắn tin Telegram được cho là kiểm duyệt nội dung không chặt chẽ, tạo lỗ hổng cho tội phạm.

Durov mang quốc tịch Nga, Pháp, Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE), Saint Kitts và Nevis (một quốc gia ở Caribe).

Đại sứ quán Nga tại Paris cho biết trong một tuyên bố: "Ngay khi nhận được thông tin về vụ bắt giữ, chúng tôi đã lập tức liên hệ với chính quyền Pháp để làm rõ nguyên nhân và yêu cầu họ đảm bảo quyền lợi của Durov".

Tuy nhiên, theo các nhà ngoại giao, vẫn chưa có phản hồi nào từ Paris. "Cho đến nay, phía Pháp vẫn tránh hợp tác về vấn đề này", đại sứ quán nhấn mạnh.

Mátxcơva vẫn giữ liên lạc với luật sư của Durov.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã kêu gọi các tổ chức quốc tế như Tổ chức Theo dõi Nhân quyền và Tổ chức Ân xá Quốc tế đứng lên bảo vệ quyền tự do ngôn luận, gây sức ép buộc Pháp thả nhà sáng lập Telegram.

Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vladislav Davankov cũng kêu gọi Paris thả Durov. Ông cảnh báo rằng vụ bắt giữ này "có thể có động cơ chính trị và được tiến hành nhằm tiếp cận thông tin cá nhân của người dùng Telegram", điều mà Mátxcơva không thể cho phép.

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho rằng việc bắt giữ người sáng lập Telegram có thể khiến chính quyền Pháp phải trả giá đắt.

Theo RT
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Máy bay không người lái (UAV) do đội ngũ nhà khoa học của Viettel chế tạo, sản xuất được trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024. Ảnh: VHT

Mở rộng không gian sáng tạo cho nhà khoa học

TP - Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần có hành lang pháp lý đầy đủ để chấp nhận rủi ro, độ trễ của hoạt động nghiên cứu khoa học, giúp các nhà khoa học mở rộng không gian sáng tạo. Bên cạnh đó, cần bỏ tư tưởng không quản được thì cấm, cho phép thí điểm cơ chế đặc thù với mô hình, sản phẩm công nghệ mới.
Hàng trăm ngọn núi lửa ở Nam Cực có thể phun trào nếu băng tan. Ảnh: Metro.

Nguy cơ 100 núi lửa ở Nam Cực phun trào đe dọa Trái Đất

TPO - Nam Cực – lục địa trắng xóa tưởng chừng như bất động có thể sớm trở thành nơi diễn ra một chuỗi các vụ phun trào núi lửa, đe dọa làm thay đổi hoàn toàn cảnh quan Trái Đất. Đây là cảnh báo từ một nghiên cứu mới, chỉ ra rằng băng tan đang làm tăng nguy cơ kích hoạt hàng trăm núi lửa chìm dưới lớp băng dày.