Ngành Giáo dục Thanh Hóa: Đổi mới phương pháp phổ biến, giáo dục về bình đẳng giới

TPO - Nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, ngành giáo dục Thanh Hoá đã đổi mới phương pháp, hình thức dạy học nội dung về giới, bình đẳng giới.

Trong thời gian qua, ngành giáo dục Thanh Hoá đã xây dựng và triển khai chương trình đưa nội dung về bình đẳng giới vào hệ thống bài giảng chính thức trong các cấp học; đổi mới phương pháp, hình thức dạy học nội dung về giới, bình đẳng giới, giới tính, sức khoẻ sinh sản; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ nữ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Ngành Giáo dục Thanh Hóa: Đổi mới phương pháp phổ biến, giáo dục về bình đẳng giới ảnh 1

Bức tranh của học sinh huyện Như Xuân tham gia cuộc thi "Lắng nghe con nói".

Theo báo cáo, trong 6 tháng đầu năm 2023, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa đã lồng ghép trang bị kiến thức, kỹ năng về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong 8 cuộc hội nghị triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật, phổ biến kiến thức pháp luật tới cán bộ, nhà giáo, người lao động trong ngành nhằm tích hợp nội dung giáo dục về giới, giới tính, bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lục trên cơ sở giới vào chương trình giáo dục chính khóa, ngoại khóa trong nhà trường để giáo dục học sinh phù hợp với từng cấp học.

Tại tỉnh Thanh Hóa hiện nay có 28 dân tộc anh em cùng chung sống từ lâu đời. Trong đó có các dân tộc thiểu số có dân số tương đối nhiều như: dân tộc Mường, dân tộc Thái, dân tộc Mông, dân tộc Thổ, dân tộc Dao, dân tộc Khơ Mú...

Ngành Giáo dục Thanh Hóa: Đổi mới phương pháp phổ biến, giáo dục về bình đẳng giới ảnh 2

Học sinh Trường THPT Dân tộc Nội trú Ngọc Lặc. Ảnh: Bộ Giáo dục và đào tạo

Trong những năm qua, ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới cho học sinh dân tộc thiểu số.

Ông Phạm Anh Toàn, hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa cho biết, 100% học sinh tại trường được tuyên truyền kỹ năng sống, về giới và bình đẳng giới với nội dung và thời lượng phù hợp với lứa tuổi.

Theo ông Phạm Anh Toàn, nhà trường chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật về bình đẳng giới cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục; thực hiện hiệu quả công tác tư vấn tâm lý, công tác xã hội cho học sinh; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và địa phương trong quản lý, giáo dục học sinh, đặc biệt quan tâm đến đối tượng học sinh bán trú nhỏ tuổi sớm xa gia đình; tăng cường an ninh, an toàn trường học.

Ngành Giáo dục Thanh Hóa: Đổi mới phương pháp phổ biến, giáo dục về bình đẳng giới ảnh 3

Học sinh Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hoá được tham gia nhiều chương trình kỹ năng sống.

Ngoài Trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hoá, công tác giáo dục về giới và bình đẳng giới tại các trường phổ thông nói chung, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú nói riêng trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Học sinh đã tiếp cận được những kiến thức pháp luật về bình đẳng giới, góp phần từng bước giúp các em hiểu rõ hơn vai trò, trách nhiệm của bản thân, gia đình và xã hội trong bình đẳng giới, đặc biệt là bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

TPO - Tại buổi Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức, nhiều tiểu phẩm đặc sắc, nhiều sáng kiến hay, nhiểu hoạt động thu hút.., đã giúp hội viên, phụ nữ và nhân dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới.