Ngành Khoa học tự nhiên có tỷ lệ nhập học thấp nhất năm 2020

0:00 / 0:00
0:00
Ngành Khoa học tự nhiên có tỷ lệ nhập học thấp nhất năm 2020
TPO - Trong 5 nhóm ngành có tỷ lệ thí sinh nhập học thấp nhất năm 2020 thì nhóm ngành Khoa học tự nhiên ở cuối bảng.

Sáng nay, 25/3, Bộ GD&ĐT đã tổ chức hội nghị tuyển sinh đại học (ĐH); Cao đẳng sư phạm (CĐSP) năm 2021 tại 4 điểm cầu Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Báo cáo kết quả tuyển sinh năm 2020 và triển khai công tác tuyển sinh năm 2021, bà Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH cho biết Tuyển sinh năm 2020 đã đạt được những kết quả:

Số thí sinh đăng ký dự thi (ĐKDT): 900.066, số thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH: 643.271, số thí sinh xét bằng kết quả học bạ là 256.795.

Tổng chỉ tiêu xét uyển ĐH, CĐSP là 541.301. Trong đó, xét học bạ là 234.020, chiếm 43,23%, xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 307.281, chiếm 56,77%.

Chỉ tiêu vào sư phạm là 58.360. Trong đó xét học bạ là 32.923, xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 25,534.

Số mã tuyển sinh là 323/337, trong đó sư phạm là 104. 

Số nguyện vọng là 2.48.288,  sư phạm là 115. 374.

Cũng theo bà Thuỷ tỷ lệ thí sinh trúng tuyển đợt 1 cao, gần 127% nhưng nhập học lại thấp, 60,45%. Lý giải về nguyên nhân, bà Thuỷ đưa ra hai nguyên nhân. Đó là do trường chưa nhập đầy đủ danh sách xác nhận nhập học lên hệ thống; một số trường phổ thông còn chạy theo thành tích về tỷ lệ học sinh đỗ ĐH bằng cách khuyến khích một số thí sinh không vó nguyện vọng họ ĐH nhưng vẫn tham gia ĐKXT.

Mặt khác, trong số các nhóm ngành đào tạo, mùa tuyển sinh năm 2020 có 5 nhóm ngành có tỷ lệ thí sinh nhập học thấp nhất.

Cụ thể:

Ngành Khoa học tự nhiên có tỷ lệ nhập học thấp nhất năm 2020 ảnh 1 5 nhóm ngành tuyển sinh đạt tỷ lệ thấp nhất năm 2020

Đánh giá về hạn chế và khó khăn trong mùa tuyển sinh 2020, bà Nguyễn Thu Thuỷ cho hay khó khăn chung là số thí sinh du học giảm mạnh do dịch COVID-19 tác động đến cơ sở đào tạo. Các trường điều chỉnh phương án tuyển sinh để phù hợp với tình hình thực tế. Thời gian xét tuyển kéo dài ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo của trường.

Một số cơ sở đào tạo cũng có hạn chế như chưa kiểm soát điều kiện sơ tuyển dẫn đến thí sinh không đủ điều kiện trúng tuyển khi nhập học.

Nhập điểm sàn, các điều kiện sơ tuyển lên hệ thống không đúng với đề án tuyển sinh đã công bố. Báo cáo thí sinh nhập học thiếu, không nhập, nhập không đúng thời gian quy định, cấu trúc.

Một số cán bộ mới làm công tác tuyển sinh của cơ sở đào tạo chưa nắm bắt được quy trình và nhiệm vụ, thậm chí còn có sai sót. Một số thí sinh, cán bộ điểm tiếp nhận chưa nắm vững quy chế, quy định về ĐKXT, đối tượng ưu tiên, không thực hiện hết quy trình điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT, đăng kí vào các ngành/trường không đủ điều kiện sơ tuyển…

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.