Nghề dệt khăn rằn ở Đồng Tháp được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngày 2/8, UBND huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) tổ chức lễ đón nhận quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) đưa “Nghề dệt choàng” xã Long Khánh A (huyện Hồng Ngự) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống.
Nghề dệt khăn rằn ở Đồng Tháp được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 1

Nghề dệt khăn rằn tại xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Hòa Hội.

Hiện nay, nghề thủ công truyền thống dệt choàng xã Long Khánh A có gần 60 hộ dân. Các hộ làm nghề đã duy trì, truyền dạy, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng, địa phương cho các thế hệ kế tiếp, góp phần gìn giữ và phát huy các di sản văn hóa và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Nghề dệt khăn rằn ở Đồng Tháp được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 2

Người dân làng nghề dệt khăn rằn Long Khánh A. Ảnh: Hòa Hội.

Tại buổi lễ, ông Nguyễn Phước Thiện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp chúc mừng người dân xã Long Khánh A nói riêng và chính quyền huyện Hồng Ngự nói chung đã vinh dự đón nhận quyết định đưa nghề dệt choàng xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo ông Thiện, nghề thủ công truyền thống dệt choàng xã Long Khánh A được Bộ VH-TT&DL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là niềm vinh dự, tự hào của người dân Đồng Tháp, đáp ứng được nguyện vọng, mong mỏi của người dân làng nghề, đồng thời là sự ghi nhận biểu dương xứng đáng với thành quả lao động của nhiều thế hệ nghệ nhân trong gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa.

Nghề dệt khăn rằn ở Đồng Tháp được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 3

Thợ dệt khăn rằn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đề nghị Sở VH-TT&DL cùng với các ngành, các địa phương có biện pháp hữu hiệu để bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa. Trong đó cần gắn kết di sản văn hóa với phát triển du lịch, tạo nên sản phẩm du lịch mới, độc đáo của tỉnh để thu hút du khách, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Ngoài ra, ông Thiện yêu cầu các sở, ngành có liên quan xây dựng cơ chế chính sách ưu tiên cho các cơ sở, hộ dân làng nghề thủ công truyền thống đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc phục vụ cho việc phát triển làng nghề thủ công truyền thống, tổ chức cho các trường học tiến hành các hoạt động giáo dục gắn với những di sản văn hóa trên địa bàn, đưa những giá trị cốt lõi của các di sản văn hóa đến với học sinh.

Nghề dệt khăn rằn ở Đồng Tháp được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 4

Người dân làng nghề dệt choàng xã Long Khánh A. Ảnh: Hòa Hội.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có hơn 100 di sản văn hóa phi vật thể tập trung ở các loại hình như Nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, tri thức dân gian, lễ hội truyền thống và nghề thủ công truyền thống.

Trong đó, có một di sản được đưa vào danh mục Di sản văn hóa thế giới (nghệ thuật Đờn ca tài tử), 3 di sản được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (hò Đồng Tháp, nghề đóng xuồng ghe Long Hậu, nghề dệt chiếu Định Yên).

MỚI - NÓNG
Doanh nghiệp đua nhau báo lỗ
Doanh nghiệp đua nhau báo lỗ
TPO - Công ty CP VNG, Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai, Nhà Thủ Đức, Thép Pomina, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc… đua nhau báo lỗ hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng trong quý đầu năm.