Nghệ nhân Êđê truyền dạy dệt thổ cẩm truyền thống

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Sau hơn 1 tháng được nghệ nhân Êđê truyền dạy dệt thổ cẩm truyền thống, các học viên đã tự dệt và may các sản phẩm như trang phục, khăn, địu và túi xách.

Học viên H'Dring Niê (buôn Buôr, xã Hoà Xuân, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) cho biết: “Qua lớp học, nghệ nhân truyền dạy cho học viên từ giăng sợi, cách dệt hoa văn, dạy may, cắt, khâu... Lớp học giúp thế hệ trẻ như chúng tôi phát huy, giữ gìn văn hoá truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người Êđê”.

Nghệ nhân Êđê truyền dạy dệt thổ cẩm truyền thống ảnh 1

Học viên lớp học trình diễn dệt thổ cẩm tại nhà văn hóa cộng đồng buôn Drai Hling

"Lớp hướng dẫn, truyền dạy dệt thổ cẩm truyền thống của người Ê đê" được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND xã Hòa Xuân, TP.Buôn Ma Thuột tổ chức. Sau hơn 1 tháng diễn ra, lớp học bế mạc vào chiều 5/12.

Lớp học có 15 học viên là thành viên Câu lạc bộ dệt thổ cẩm của người Êđê buôn Drai Hling, đến từ 3 buôn trên địa bàn xã. Các học viên học vào các buổi tối, từ thứ 2 đến thứ 7 hằng tuần.

Hai nghệ nhân H’Bion Bkrông (buôn Cư Dluê) và H’Dĩ Knul (buôn Drai Hling) trực tiếp đứng lớp truyền dạy chia sẻ: Học viên tham gia có niềm đam mê, ý thức bảo tồn văn hóa và yêu thích nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Các bạn tham gia đầy đủ, chăm chỉ, nắm bắt nhanh nội dung chương trình học, sáng tạo ra nhiều sản phẩm có tính thẩm mỹ. Các học viên đã tự dệt và may các sản phẩm như trang phục truyền thống, khăn, địu đến những chiếc túi xách.

Ban tổ chức hỗ trợ những thiết bị cần thiết gồm 2 máy may, 1 máy vắt sổ, 15 bộ khung dệt, chỉ dệt, khung giăng dệt và một số loại dụng cụ cần thiết khác để phục vụ lớp học.

Nghệ nhân Êđê truyền dạy dệt thổ cẩm truyền thống ảnh 2

Cách giăng sợi trên khung

Ông Y Ni Wa Bya, Phó Chủ tịch UBND xã Hoà Xuân chia sẻ, qua Câu lạc bộ dệt thổ cẩm của người Êđê buôn Drai Hling đã hoàn thành lớp học truyền dạy dệt thổ cẩm này. Địa phương xây dựng kế hoạch, hằng tháng CLB duy trì dạy dệt thổ cẩm cho lớp trẻ, tổ chức 1 tuần 3 lần để nâng cao tay nghề các học viên. Lớp học nhằm khơi dậy cho thế hệ trẻ ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hoá truyền thống trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Lớp hướng dẫn, truyền dạy dệt thổ cẩm truyền thống của người Êđê là hoạt động thuộc Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch”, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719).

Nghệ nhân Êđê truyền dạy dệt thổ cẩm truyền thống ảnh 3

Đại diện lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh cùng đại diện lãnh đạo xã trao giấy chứng nhận cho học viên

Ông Lại Đức Đại, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk cho biết, mặc dù thời gian học chỉ hơn 1 tháng, nhưng với tinh thần tận tình, trách nhiệm của nghệ nhân truyền dạy và chăm chỉ, cần cù của học viên đã làm nên thành công cho lớp học.

Ông Lại Đức Đại gợi mở, xã đã có Câu lạc bộ dệt thổ cẩm để chị em phụ nữ dân tộc Êđê sinh hoạt, hy vọng Câu lạc bộ sẽ có thêm nhiều thành viên, tay nghề kỹ thuật cao, các sản phẩm ngày càng phong phú. Qua đó, phát huy giá trị thổ cẩm, không chỉ biết làm ra sản phẩm mà còn phải tìm đầu ra, gắn phát triển du lịch, kết nối với các tour trình diễn dệt cho du khách xem và bán sản phẩm.

Tại lễ bế mạc, Ban Tổ chức đã trao Giấy chứng nhận cho 15 học viên tham gia lớp học; tặng Giấy khen cho 6 cá nhân có nhiều đóng góp cho sự thành công của lớp học.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.