Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào (*)

Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào (*)
TP - Cán bộ, đảng viên Hà Nội không tổ chức cưới tại khách sạn 5 sao, khu du lịch cao cấp, lễ cưới không mời quá 300 người, không quá 50 mâm...?

> Cỗ cưới và cỗ máy

Nội dung này, nằm trong dự thảo chỉ thị về việc tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới mà Thành ủy Hà Nội đang đưa ra để lấy ý kiến.

Những người chủ trương cho rằng quy định như trên là hợp lý, với mục tiêu hạn chế việc cán bộ, lãnh đạo các cấp của Hà Nội tổ chức lễ cưới cho người trong gia đình ở những nơi quá sang trọng, gây tốn kém, lãng phí, không phù hợp với thu nhập chung của cán bộ, công chức.

Chủ trương này, thoạt nghe thì thấy hay hay nhưng ngẫm kỹ có gì đó không ổn. Vì sao lại là con số 300 người, vì sao lại 50 mâm... Có những đám cưới chưa tới 300 người nhưng mức độ xa hoa, lãng phí còn gấp nhiều lần, có những đám cưới hơn 50 mâm nhưng vẫn vui vẻ và phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

Đó là còn chưa nói đến những quan niệm về cưới xin, hai họ ở nước ta chưa thể xóa bỏ một sớm một chiều. Rồi vì sao lại là khách sạn 5 sao? Đối với người thường, làm đám cưới ở khách sạn 3 sao cũng quá hoành tráng rồi...?

Có lẽ vì thế, những vấn đề xung quanh câu chuyện "chủ trương đám cưới" này được người dân bàn tán sôi nổi.

Trên các mạng xã hội, nhiều người đã "nhanh nhảu"hiến kế nhằm "lách" quy định: Nào thì chế ra cái "mâm" cho 20-30 người (áp dụng cho các nhà hàng tiệc cưới); tổ chức tiệc "búp phê", chỉ một mâm, mời thoải mái; các khách sạn hạ bớt sao; chia ra nhiều loại tiệc như tiệc của bố mẹ chú rể, tiệc của cô dâu...?

Nhưng cái gốc của vấn đề có lẽ nằm ở chỗ khác, không phải chuyện bao nhiêu mâm, bao nhiêu sao. Bởi nếu cán bộ, đảng viên nào cũng làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy, là cán bộ "phải là công bộc của dân" , tức là làm quan là để gánh vác chung cho dân, chứ không phải làm cán bộ để đặc quyền đặc lợi, thì không cần phải quy định chi tiết tới từng mâm tiệc đám cưới.

Còn khi vẫn có một bộ phận cán bộ xa rời quần chúng, lợi dụng chức quyền để vun vén cho riêng mình, sống xa hoa lãng phí thì dù có tổ chức cưới dưới 50 mâm, dưới 5 sao hay gì đi nữa, cũng không thể gầy dựng được niềm tin từ người dân. Bởi như ai đó đã nói, tai mắt nhân dân ở khắp mọi nơi.

Nếu chủ trương chống xa hoa lãng phí trong chuyện cưới xin được Hà Nội thực hiện sâu rộng, có lý có tình trong mọi tầng lớp nhân dân, câu chuyện lại mang ý nghĩa khác. Bởi đã có khá nhiều ý kiến về sự rườm rà, lạc hậu, kém văn minh trong cưới hỏi, tang ma ở nước ta.

Nhưng dường như quy định về chuyện cưới đối với cán bộ Hà Nội lại đang khiến người dân hiểu theo một hướng khác. Bởi nó mặc nhiên thừa nhận sự xa hoa lãng phí trong đám cưới của một số gia đình cán bộ.

Không những thế, cấm quan chức tổ chức cưới xa hoa lãng phí không có nghĩa là sự xa hoa, giàu có ấy biến mất, mà chỉ chuyển qua dạng khác, kín đáo hơn, tinh vi hơn, khó nhận biết hơn thôi.

(*): Rằng hay thì thật là hay/Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào (Trích Truyện Kiều-Nguyễn Du)

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng đang đổ tiền vào phân khúc bất động sản nào?

Ngân hàng đang đổ tiền vào phân khúc bất động sản nào?

TPO - Ông Nguyễn Quang Huy - chuyên gia tài chính trường Đại học Nguyễn Trãi - cho biết, hiện tại trên thị trường bất động sản đa phần các sản phẩm được cung cấp ra đều thuộc phân khúc bất động sản cao cấp. Giá bất động sản tăng quá nhanh, có thể dẫn đến "bong bóng", nhất là khi nhu cầu thực lại không theo kịp.
Chợ lá dong 'vang bóng một thời' ở TPHCM ế ẩm, tiểu thương thở dài

Chợ lá dong 'vang bóng một thời' ở TPHCM ế ẩm, tiểu thương thở dài

TPO - Từng là phiên chợ đặc biệt mỗi năm chỉ họp đúng một lần vào dịp Tết nguyên đán, chợ lá dong Ông Tạ (TPHCM) từng có thời điểm nhộn nhịp khi người bán nối nhau dài hàng trăm mét. Thế nhưng hiện nay, lượng người bán đếm chưa đủ đầu ngón tay, còn người mua chỉ thưa thớt và mua với số lượng ít...