Noel 2020 - Câu chuyện kỳ lạ

“Ngôi sao Giáng sinh” lần đầu tiên xuất hiện trên bầu trời vào năm nay sau 800 năm

SVVN - Năm nay, thế giới sẽ được chiêm ngưỡng khoảnh khắc "đặc biệt hiếm có" khi Sao Thổ và Sao Mộc gặp nhau ở một nơi được gọi là "giao điểm lớn" sau 800 năm để hình thành ngôi sao Giáng sinh vốn được coi chỉ có trong truyền thuyết. Điều đặc biệt xảy ra trong một năm cực kỳ "kỳ lạ" như 2020. 
Những bức ảnh tuyệt đẹp về sự kiện ngoạn mục vô cùng độc đáo, chứng kiến hai hành tinh Sao Thổ và Sao Mộc đến gần nhau nhất sau hàng trăm năm vào ngày hôm qua (21/12) đã được chia sẻ trực tuyến trên mạng.
  
“Ngôi sao Giáng sinh” lần đầu tiên xuất hiện trên bầu trời vào năm nay sau 800 năm ảnh 6

Theo GS Burton, giám đốc đài quan sát thiên văn hoạt động lâu đời nhất ở British Isles thì đây là lần đầu tiên 2 hành tinh này gần nhau nhất và đặc biệt hơn là hiện tượng này lại xảy ra khi trời vẫn còn sáng dù là từ lúc 16h - 18h chiều, thật hiếm có vì điều này xảy ra lần gần nhất cách đây khoảng 800 năm, vào năm 1226, lại còn là vào lúc đêm tối. 

“Ngôi sao Giáng sinh” lần đầu tiên xuất hiện trên bầu trời vào năm nay sau 800 năm ảnh 7

Theo nhà thiên văn học của Đài thiên văn Armagh ở Bắc Ireland thì sự kết hợp của hai hành tinh này có khả năng tạo ra "Ngôi sao Giáng sinh" bắt nguồn từ câu chuyện về sự ra đời của Chúa Giê-su.

“Ngôi sao Giáng sinh” lần đầu tiên xuất hiện trên bầu trời vào năm nay sau 800 năm ảnh 8  Ngôi sao Bethlehem - ngày nay thường được gọi là "Ngôi sao Giáng sinh", là một biểu tượng quen thuộc trong văn hóa Thiên Chúa giáo và được biết tới rộng rãi trên khắp thế giới. Sau rất nhiều khả năng được đưa ra, có vẻ như chúng ta khó mà xác định chắc chắn được "Ngôi sao Giáng sinh" là sự kiện thiên văn cụ thể nào. Mặc dù vào năm 1614, nhà thiên văn học người Đức Johnnes Kepler xác định được rằng, vào năm thứ 7 trước Công nguyên đã xảy ra ba lần giao hội của Sao Mộc và Sao Thổ. Những lần giao hội này có khoảng cách ít nhất 1 độ giữa hai thiên thể, khiến chúng không thể tạo thành một điểm sáng chung đặc biệt . Nhưng từ đó đến nay giả thuyết giao hội hành tinh (hiện tượng hai hay nhiều hành tinh (hoặc hành tinh và một sao nào đó) áp sát nhau trên bầu trời) tại một "giao điểm lớn" vẫn được coi là tạo nên " Ngôi sao Giáng sinh". Đặc biệt, các báo cáo khẳng định sự kết hợp lần này năm nay là cơ hội hiếm hoi để chúng ta có thể được chiêm ngưỡng Ngôi sao của Bethlehem trên bầu trời., bởi đây là lần đầu tiên Sao Mộc và Sao Thổ xếp thẳng hàng gần như nhập vào nhau như vậy. 
 

  
Theo Mirror
MỚI - NÓNG
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
SVVN - Trong họp báo chiều 29/11, công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều vấn đề được phóng viên các cơ quan báo chí đặt ra: Nếu từ năm 2025 thi theo phương án mới thì thí sinh trượt tốt nghiệp năm học 2023 - 2024 sẽ thế nào? Phương án này, môn Ngoại ngữ sẽ không còn là môn bắt buộc, liệu có làm giảm chất lượng môn Ngoại ngữ? Liệu học sinh có được thi hơn 4 môn như quy định?...

Có thể bạn quan tâm