Người dân Đà Nẵng nấu bánh chưng xuyên đêm ủng hộ vùng lũ miền Bắc

TPO - Nhiều người dân Đà Nẵng những ngày này đang góp công sức của mình vào những nồi bánh chưng để gửi ra người dân miền Bắc, nơi đang chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ gây ra.
00:00
/
Có lỗi xảy ra!.
Error code: 4

Người dân Đà Nẵng nấu bánh chưng xuyên đêm ủng hộ vùng lũ miền Bắc. (Video: Duy Quốc)

Người dân Đà Nẵng nấu bánh chưng xuyên đêm ủng hộ vùng lũ miền Bắc ảnh 1

Những ngày này, nhiều nhóm thiện nguyện, các cơ sở nấu bánh chưng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cùng đồng lòng, chung tay chung sức nấu bánh chưng để chuyển ra người dân miền Bắc đang gặp khó khăn trong vùng bão lũ.

Người dân Đà Nẵng nấu bánh chưng xuyên đêm ủng hộ vùng lũ miền Bắc ảnh 2Người dân Đà Nẵng nấu bánh chưng xuyên đêm ủng hộ vùng lũ miền Bắc ảnh 3

Nhiều người phụ giúp nhau nhanh chóng sớm có bánh để gửi ra vùng lũ.

Người dân Đà Nẵng nấu bánh chưng xuyên đêm ủng hộ vùng lũ miền Bắc ảnh 4

Anh Nguyễn Thành Long (trú quận Ngũ Hành Sơn) cùng nhóm thiện nguyện hối hả chẻ lạt, vuốt nếp, làm nhân bánh... để gói những mẻ bánh chưng. "Tôi cùng cả nhóm lên ý tưởng, ai có gì góp nấy, mỗi người mỗi tay, mỗi việc để nhanh chóng có bánh gửi ra người dân đang chịu bão lũ ở miền Bắc. Cả nước đang hướng về miền Bắc nên chúng tôi cũng muốn góp một ít công sức của mình mong người dân trong vùng lũ sớm vượt qua khó khăn trong lúc này", anh Long cho biết.

Người dân Đà Nẵng nấu bánh chưng xuyên đêm ủng hộ vùng lũ miền Bắc ảnh 5

Xuyên đêm gói bánh gửi ra miền Bắc.

Người dân Đà Nẵng nấu bánh chưng xuyên đêm ủng hộ vùng lũ miền Bắc ảnh 6Người dân Đà Nẵng nấu bánh chưng xuyên đêm ủng hộ vùng lũ miền Bắc ảnh 7Người dân Đà Nẵng nấu bánh chưng xuyên đêm ủng hộ vùng lũ miền Bắc ảnh 8Người dân Đà Nẵng nấu bánh chưng xuyên đêm ủng hộ vùng lũ miền Bắc ảnh 9
Người dân Đà Nẵng nấu bánh chưng xuyên đêm ủng hộ vùng lũ miền Bắc ảnh 10Người dân Đà Nẵng nấu bánh chưng xuyên đêm ủng hộ vùng lũ miền Bắc ảnh 11Người dân Đà Nẵng nấu bánh chưng xuyên đêm ủng hộ vùng lũ miền Bắc ảnh 12

Nếp, nhân đậu được chuẩn bị rất kỹ càng, sạch sẽ trước khi đưa vào hấp chín.

Người dân Đà Nẵng nấu bánh chưng xuyên đêm ủng hộ vùng lũ miền Bắc ảnh 13Người dân Đà Nẵng nấu bánh chưng xuyên đêm ủng hộ vùng lũ miền Bắc ảnh 14Người dân Đà Nẵng nấu bánh chưng xuyên đêm ủng hộ vùng lũ miền Bắc ảnh 15Người dân Đà Nẵng nấu bánh chưng xuyên đêm ủng hộ vùng lũ miền Bắc ảnh 16

Mỗi người mỗi việc góp công sức vào từng công đoạn.

Người dân Đà Nẵng nấu bánh chưng xuyên đêm ủng hộ vùng lũ miền Bắc ảnh 17

Tại cơ sở nấu bánh chưng truyền thống của anh Nguyễn Quang Nhật (quận Sơn Trà) những ngày này cũng đang tấp nập người cùng nhau hỗ trợ gói bánh chưng để gửi ra miền Bắc.

Người dân Đà Nẵng nấu bánh chưng xuyên đêm ủng hộ vùng lũ miền Bắc ảnh 18

Theo anh Nhật, những mùa bão lũ trước đồng bào cả nước đã chung tay hỗ trợ miền Trung, nên giờ nghe tin miền Bắc đang bị lũ lụt, hoành hành anh và mọi người mong góp một ít công sức của mình, chung tay giúp đồng bào sớm vượt qua khó khăn.

Người dân Đà Nẵng nấu bánh chưng xuyên đêm ủng hộ vùng lũ miền Bắc ảnh 19

Đây không chỉ thể hiện sự đoàn kết, tinh thần sẻ chia mà còn mang đến sự ấm áp và động viên cho những người dân đang gặp khó khăn đang trong cơn bão lũ.

Tin liên quan
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Ngư dân treo cờ mới chuẩn bị đón Tết trên biển. Ảnh: Lệ Thủy

Tết giữa đại dương

TP - Trong khi người người, nhà nhà tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với gia đình, thì ở cảng cá Thọ Quang (TP. Đà Nẵng), các ngư dân miền Trung cũng đang tất bật chuẩn bị cho chuyến đi biển dài ngày và đón một cái Tết nữa giữa đại dương.
Về Vĩnh Sơn nghe chuyện làng rắn

Về Vĩnh Sơn nghe chuyện làng rắn

TP - Làng rắn Vĩnh Sơn (xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) gắn liền với truyền thống săn bắt rắn tự nhiên của người dân vào mùa xuân ấm áp. Theo thời gian, nơi đây hình thành làng nghề truyền thống nuôi rắn, mang lại cuộc sống đủ đầy cho người dân.
Thuần hóa 'thủy quái' trên dòng sông chảy ngược

Thuần hóa 'thủy quái' trên dòng sông chảy ngược

TP - Trước đây trên dòng sông chảy ngược có vô số loài cá "khủng". Người dân tộc thiểu số nơi đây có cách săn cá độc đáo, vừa bắt được cá vừa bảo vệ dòng sông đã bao đời gắn bó với họ. Theo thời gian, loài cá này dần khan hiếm. Để bảo tồn loài cá quý, một số người dân tiên phong thuần hóa chúng ở ao hồ nước tĩnh. Bước đầu thành công đã giúp họ tăng thêm thu nhập, góp phần phát triển kinh tế của địa phương.
Nghiệp đoàn trắng đêm

Nghiệp đoàn trắng đêm

TP - Khi phố phường đã chìm vào giấc ngủ, chợ đầu mối Hòa Cường (TP Đà Nẵng) vẫn nhộn nhịp người và xe cộ vào ra. Gần Tết, đoàn xe nông sản khắp nơi đổ về nhiều hơn, đồng nghĩa với những người làm nghề cửu vạn quần quật từ đêm đến sáng giữa tiết trời mưa lạnh. Nghiệp đoàn bốc xếp vận chuyển trắng đêm ở chợ đầu mối dẫu nhọc nhằn, nhưng ai cũng gắng chịu rét để Tết ấm hơn.
Năm Tỵ nói chuyện làm giàu từ rắn

Năm Tỵ nói chuyện làm giàu từ rắn

TP - Lâm Đồng những ngày này, đất đỏ cao nguyên đang khoe sắc xanh của những cánh đồng cà phê. Nhưng ở một góc xã Quảng Trị, một câu chuyện khởi nghiệp mới mẻ lại đang tạo dựng những kỳ tích khác biệt. Đó là câu chuyện của gia đình chị Tô Thị Cúc, người đã thành công với mô hình nuôi rắn ráo trâu, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của cả vùng đất này.
Một số tranh làng Sình

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

TP - Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.
Phụ nữ dân tộc Thái tham gia khua luống

Nhịp điệu ấm no

TP - Đến với các thôn người Thái ở xã vùng biên giới tỉnh Đắk Lắk, những bản hoà tấu chứa đựng tâm hồn, tình cảm và cốt cách của người dân nơi này như níu chân lữ khách. Mảnh đất này luôn đong đầy những kỷ niệm đẹp về tình quân dân biên giới.
Bà Trương Thị Thống, Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất võng gai ở xóm Long Thọ, xã Giai Xuân chia sẻ về cách làm võng gai

Đung đưa nhịp võng gai người Thổ

TP - Từ những cây gai hoang dại mọc trong rừng, với sự sáng tạo cùng bàn tay tài hoa của những người phụ nữ đồng bào Thổ ở Tân Kỳ (Nghệ An) đã tạo nên chiếc võng tinh xảo, đặc sắc. Qua thời gian, nghề đan võng gai nơi đây bị mai một nhưng những người có tâm huyết vẫn giữ nghề, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của quê hương, của đồng bào dân tộc Thổ.
Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

TP - Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.