Người đàn ông bắn chết 2 người ở TP Vinh lĩnh án chung thân

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngày 28/3, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Cao Trọng Phú (SN 1962, trú xã Nghi Kim, TP Vinh, Nghệ An) về tội “Giết người” và “Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng”. Đây là vụ án từng gây rúng động dư luận vào năm 2021.

Theo cáo trạng, năm 2019, Cao Trọng Phú và ông Đặng Ngọc A. (SN 1956, sinh sống trong TPHCM) quen biết nhau. Khoảng tháng 5/2020, trong thời gian làm thủ tục ly hôn vợ, ông A. có nhờ ông Phú tìm mua một thửa đất ở TP Vinh và nhờ ông này đứng tên trong "bìa đỏ".

Tháng 8/2020, trong thời gian đang làm bìa đất thì ông A. hỏi vay của Phú 500 triệu đồng. Do không có tiền nên ông Phú đã thế chấp 1 mảnh đất khác của mình vào ngân hàng để lấy tiền cho ông A. vay.

Cùng thời gian, ông A. hứa bán cho ông Phú 1 chiếc xe máy SH với giá 100 triệu đồng. Tin tưởng ông A. nên ông Phú đã chuyển đủ tiền, nhưng sau đó ông A. không giao đúng xe như cam kết. Ông Phú đã nhiều lần yêu cầu ông A. trả lại tiền cho mình nhưng không được. Làm xong bìa đất, do gặp khó khăn về kinh tế nên ông Phú đã thế chấp bìa đất của ông A. vào ngân hàng để lấy bìa đất của mình ra nhằm mục đích trả nợ.

Từ tháng 10/2020, ông A. nhiều lần gặp ông Phú đòi lại "bìa đất" nhưng không thành. Từ đó, hai bên phát sinh mâu thuẫn. Ông A. liên tục điện thoại và nhắn tin đe dọa khiến ông Phú bị ức chế về tâm lý.

Người đàn ông bắn chết 2 người ở TP Vinh lĩnh án chung thân ảnh 1

Bị cáo Cao Trọng Phú tại tòa

Khoảng 7h30 phút sáng 30/4/2021, khi ông Phú chuẩn bị đưa đồ lễ ra nghĩa trang làm lễ cúng đi thì thấy ông A. cùng anh Ngô Quang H. (SN 1979, trú TP Vinh) và 1 người khác đi trên ô tô hiệu Jeep đến đậu sát trước cổng nhà mình.

Khi ông A. đẩy cửa cổng để vào nhà, Phú ngăn lại. Ông A. sau đó thò tay vào phía trong cánh cổng, nắm lấy cổ áo ông Phú đe dọa, thách thức. Lo sợ ông A. thuê người đến giết mình, nên ông Phú lấy khẩu súng K59 bắn vào ngực ông A.

Nghe tiếng nổ, anh H. liền tiến lại phía Phú và cũng bị bắn gục bởi hai phát đạn vào đầu, ngực.

Đến 13h30 cùng ngày, được sự vận động của công an, ông Phú đầu thú và giao nộp súng.

Quá trình điều tra, thấy diễn biến tâm lý của ông Phú không bình thường nên cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An ra quyết định giám định tâm thần, kết luận: "Trước, trong, sau khi thực hiện hành vi phạm tội và tại thời điểm giám định, Cao Trọng Phú bị bệnh rối loạn hoang tưởng, hạn chế khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi".

Tại phiên tòa, bị cáo thành khẩn khai báo lại hành vi phạm tội và cho biết liên tục bị ông A. đe dọa; thần kinh bị cáo lại có vấn đề nên đã gây án. Về khẩu súng, bị cáo khai mua tại TPHCM, sau đó cất giấu trong nhà với mục đích phòng thân.

Xem xét toàn diện vụ án, HĐXX tuyên phạt Cao Trọng Phú tù chung thân về tội “Giết người”, 3 năm tù về tội “Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng”. Tổng hình phạt chung của bị cáo phải lĩnh là tù chung thân.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Ngư dân treo cờ mới chuẩn bị đón Tết trên biển. Ảnh: Lệ Thủy

Tết giữa đại dương

TP - Trong khi người người, nhà nhà tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với gia đình, thì ở cảng cá Thọ Quang (TP. Đà Nẵng), các ngư dân miền Trung cũng đang tất bật chuẩn bị cho chuyến đi biển dài ngày và đón một cái Tết nữa giữa đại dương.
Về Vĩnh Sơn nghe chuyện làng rắn

Về Vĩnh Sơn nghe chuyện làng rắn

TP - Làng rắn Vĩnh Sơn (xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) gắn liền với truyền thống săn bắt rắn tự nhiên của người dân vào mùa xuân ấm áp. Theo thời gian, nơi đây hình thành làng nghề truyền thống nuôi rắn, mang lại cuộc sống đủ đầy cho người dân.
Thuần hóa 'thủy quái' trên dòng sông chảy ngược

Thuần hóa 'thủy quái' trên dòng sông chảy ngược

TP - Trước đây trên dòng sông chảy ngược có vô số loài cá "khủng". Người dân tộc thiểu số nơi đây có cách săn cá độc đáo, vừa bắt được cá vừa bảo vệ dòng sông đã bao đời gắn bó với họ. Theo thời gian, loài cá này dần khan hiếm. Để bảo tồn loài cá quý, một số người dân tiên phong thuần hóa chúng ở ao hồ nước tĩnh. Bước đầu thành công đã giúp họ tăng thêm thu nhập, góp phần phát triển kinh tế của địa phương.
Nghiệp đoàn trắng đêm

Nghiệp đoàn trắng đêm

TP - Khi phố phường đã chìm vào giấc ngủ, chợ đầu mối Hòa Cường (TP Đà Nẵng) vẫn nhộn nhịp người và xe cộ vào ra. Gần Tết, đoàn xe nông sản khắp nơi đổ về nhiều hơn, đồng nghĩa với những người làm nghề cửu vạn quần quật từ đêm đến sáng giữa tiết trời mưa lạnh. Nghiệp đoàn bốc xếp vận chuyển trắng đêm ở chợ đầu mối dẫu nhọc nhằn, nhưng ai cũng gắng chịu rét để Tết ấm hơn.
Năm Tỵ nói chuyện làm giàu từ rắn

Năm Tỵ nói chuyện làm giàu từ rắn

TP - Lâm Đồng những ngày này, đất đỏ cao nguyên đang khoe sắc xanh của những cánh đồng cà phê. Nhưng ở một góc xã Quảng Trị, một câu chuyện khởi nghiệp mới mẻ lại đang tạo dựng những kỳ tích khác biệt. Đó là câu chuyện của gia đình chị Tô Thị Cúc, người đã thành công với mô hình nuôi rắn ráo trâu, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của cả vùng đất này.
Một số tranh làng Sình

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

TP - Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.
Phụ nữ dân tộc Thái tham gia khua luống

Nhịp điệu ấm no

TP - Đến với các thôn người Thái ở xã vùng biên giới tỉnh Đắk Lắk, những bản hoà tấu chứa đựng tâm hồn, tình cảm và cốt cách của người dân nơi này như níu chân lữ khách. Mảnh đất này luôn đong đầy những kỷ niệm đẹp về tình quân dân biên giới.
Bà Trương Thị Thống, Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất võng gai ở xóm Long Thọ, xã Giai Xuân chia sẻ về cách làm võng gai

Đung đưa nhịp võng gai người Thổ

TP - Từ những cây gai hoang dại mọc trong rừng, với sự sáng tạo cùng bàn tay tài hoa của những người phụ nữ đồng bào Thổ ở Tân Kỳ (Nghệ An) đã tạo nên chiếc võng tinh xảo, đặc sắc. Qua thời gian, nghề đan võng gai nơi đây bị mai một nhưng những người có tâm huyết vẫn giữ nghề, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của quê hương, của đồng bào dân tộc Thổ.
Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

TP - Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.