Người Hàn Quốc trang bị như 'điệp viên 007' để chống bắt nạt công sở

Các thiết bị quay hình, ghi âm lén bán "đắt như tôm tươi" kể từ khi luật chống bắt nạt nơi làm việc có hiệu lực tại Hàn Quốc.

Sau khi luật chống bắt nạt công sở có hiệu lực từ ngày 16/7 tại Hàn Quốc, người dân ở đây đã đổ xô đi mua các thiết bị thu âm, quay lén để ghi lại các bằng chứng lạm dụng của chủ lao động.

Các thiết bị công nghệ cao được ngụy trang dưới dạng thắt lưng, kính mắt, bút, USB… được tiêu thụ một cách nhanh chóng ở xứ sở kim chi trong thời gian gần đây.

Jang Sung-churl, giám đốc điều hành của công ty điện tử Auto Jungbo, nói rằng các thiết bị ghi âm, quay hình bí mật bán "đắt như tôm tươi" kể từ khi chính phủ đưa ra dự luật lao động mới vào cuối năm ngoái.

Doanh số máy ghi âm của Auto Jungbo từ đầu năm đến nay tăng gấp đôi với 80 thiết bị bán ra/ngày. Ông Jang dự đoán doanh số tiếp tục tăng và đạt 1,4 tỷ won (khoảng 267 tỷ đồng) trong năm nay.

Ngoài ra, chìa khóa xe điện tử và bật lửa cũng là những thiết bị được tiêu thụ mạnh.

Người Hàn Quốc trang bị như 'điệp viên 007' để chống bắt nạt công sở ảnh 1 Luật chống bắt nạt nơi làm việc có hiệu lực từ ngày 16/7 tại Hàn Quốc. Ảnh: AFP.

"Các thiết bị quay hình, ghi âm có thể ở dưới bất kỳ hình dạng nào. Mắt kính cũng là một thứ tiện dụng trong trường hợp bạn không được mang theo bất kỳ đồ vật nào. Bút vẫn là thiết bị bán chạy nhất", ông Jang nói.

Một kỹ sư máy bay 34 tuổi (đề nghị giấu tên) đã chia sẻ với Reuters bằng chứng anh ta bị ông chủ bắt nạt tại nơi làm việc.

Bản ghi âm cho thấy người chủ không ngừng mắng nhiếc, chửi rủa nam nhân viên khi anh ta xin nghỉ làm để chăm sóc người nhà bị bệnh.

Ban đầu, kỹ sư này đã thu âm bằng điện thoại. Tuy nhiên, khi đối mặt trực tiếp với cấp trên, anh ta nghĩ mình nên dùng một thiết bị kín đáo hơn và quyết định sắm một loại USB có thể ghi âm.

Giờ đây, anh ta mang nó theo mình "mọi lúc, mọi nơi".

Tình trạng bắt nạt phổ biến tại trường học, nơi làm việc ở Hàn Quốc được cho là bắt nguồn từ văn hóa "gabjil" (từ trong tiếng Hàn dùng để chỉ thái độ độc đoán, ngạo mạn).

Tiêu biểu của "gabjil" có thể kể đến scandal của hai cô "công chúa hư" của tập đoàn Hanjin và Korean Air là Cho Hyun Ah và Cho Hyun Min.

Năm 2014, Cho Hyun Ah từng ra lệnh máy bay quay đầu để đuổi hai tiếp viên hàng không xuống chỉ vì họ phục vụ sai đồ ăn. Còn đầu năm ngoái, cô em gái Cho Hyun Min bị tố quát tháo, hắt nước vào một nhà quảng cáo trong cuộc họp.

Cũng trong năm 2018, một đoạn video cho thấy Yang Jin-ho, giám đốc điều hành của công ty công nghệ WeDisk, đã bạo hành nhân viên.

Những vụ bê bối liên tiếp xảy ra với lãnh đạo cao cấp của các tập đoàn khiến dư luận dậy sóng. Chính phủ Hàn Quốc sau đó đã đưa ra luật phòng chống bắt nạt nơi làm việc.

Bộ Lao động cho biết tính đến cuối tháng 8, gần 600 nhân viên đã sử dụng luật mới này để nộp đơn khiếu nại chống lại chủ lao động. Trung bình, cơ quan chức năng tiếp nhận 17,9 đơn khiếu nại mỗi ngày.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Nhiều ngôi sao thể thao thế giới tới Việt Nam
Nhiều ngôi sao thể thao thế giới tới Việt Nam
TPO - Trong dịp 30/4-1/5, người hâm mộ bất ngờ đón chào tay vợt huyền thoại Roger Federer, vận động viên golf nổi tiếng Sir Nick Faldo khi họ du lịch tới Hội An, Quảng Nam. Tại Đà Nẵng ngày 28/4, các siêu sao bóng đá Brazil đã xuống bãi biển Đà Nẵng chơi bóng cùng người hâm mộ. 
Cụ ông tử vong nghi do sốc nhiệt
Cụ ông tử vong nghi do sốc nhiệt
TPO - Khi đang đi trên đường để về nhà giữa nắng nóng 42 độ C, cụ ông 80 tuổi ở Hà Tĩnh bị ngất xỉu. Nạn nhân được đưa đến bệnh viện, nhưng tử vong sau đó nghi do sốc nhiệt.
Đổ xô đi đảo Lý Sơn
Đổ xô đi đảo Lý Sơn
TPO - Từ ngày 27-29/4, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi đón hơn 6.000 lượt du khách đến tham quan, du lịch. Ban quản lý Cảng Sa Kỳ đã bố trí tăng hàng chục chuyến tàu cao tốc, siêu tốc mỗi ngày. Hiện toàn bộ cơ sở homestay, nhà nghỉ, khách sạn trên đảo đã kín phòng.