“Người rừng” giỏi kiếm tiền muốn lấy vợ

 “Người rừng” Hồ Văn Lang hòa nhập nhanh với cuộc sống cộng đồng
“Người rừng” Hồ Văn Lang hòa nhập nhanh với cuộc sống cộng đồng
Sau gần 2 năm trở về cộng đồng, “người rừng” Hồ Văn Lang dù vẫn thấy trâu là bỏ chạy nhưng lại tỏ ra vui vẻ, phấn khởi khi một phụ nữ chưa chồng đến gần.  

Ngày 7/8/2013, sau hơn 40 năm sống trên cây, tách biệt trong khu rừng già thuộc huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi, 2 cha con “người rừng” Hồ Văn Thanh (84 tuổi) và Hồ Văn Lang (43 tuổi) được giải cứu thành công. Họ trở về cuộc sống cộng đồng trong sự bỡ ngỡ, lạ lẫm mọi thứ.

Giỏi kiếm tiền

Đường về huyện miền núi Tây Trà mưa rả rích kéo dài suốt ngày đêm. Phải khó khăn lắm chúng tôi mới đến được căn nhà cha con “người rừng” Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang đang sinh sống. Bước vào nhà, chúng tôi gặp ông Hồ Văn Thanh đang ngồi co ro trên chiếc giường xem tivi, còn “người rừng con” Hồ Văn Lang đã đi rẫy từ sáng sớm.

Từ khi trở về từ rừng sâu, anh Lang đã có thể nói chuyện khá sõi bằng tiếng Cor, biết làm thành thục nhiều thứ. Sáng sớm, anh Lang đi rừng hái đót, chặt mây, đến chiều mới về nhà. Lúc nào không đi rừng thì đi đốn củi, đi núi chặt lồ ô như những người khác trong làng. Anh ít chịu ở nhà mà đi làm nhiều thứ để kiếm tiền mua gạo, mua thuốc hút. Anh là lao động chính, giỏi kiếm tiền.

“Người rừng” giỏi kiếm tiền muốn lấy vợ ảnh 1 

Theo anh Hồ Văn Tri (em trai anh Lang), dù biết làm nhiều chuyện nhưng anh Lang không dám đi chăn trâu vì “sợ con trâu nó cắn”, sợ xuống ruộng cấy lúa vì anh bảo “dơ lắm”. “Có lẽ hồi xưa ở rừng anh chưa một lần gặp con trâu, chưa bao giờ lội xuống bùn cấy lúa nên không dám làm. Thấy con trâu là anh bỏ chạy” - anh Tri kể.

Khi trời chập choạng tối, anh Hồ Văn Lang vác trên vai bó mây rừng nặng khoảng 20 kg, thoăn thoắt từ dưới dốc trở về nhà. “Anh ấy khỏe lắm, vác bó mây từ trong rừng già đem về đó. Đi bộ phải mất hơn 2 giờ nhưng chỉ có anh Lang mới đi nhanh như thế, còn người khác phải đi 3 giờ mới tới nơi” - chị Hồ Thị Nhung, vợ anh Tri, nói.

Thích được cưới vợ

Khi vừa về tới nhà, anh Lang vác bó mây thẳng đến chỗ thu mua cân được 24 kg và được trả 50.000 đồng. Cầm trên tay 50.000 đồng, anh Lang hớn hở đem về đưa cho anh Tri. Chúng tôi hỏi: “Sao không mua thuốc hút?” - anh Lang cười, lắc đầu.

“Người rừng” giỏi kiếm tiền muốn lấy vợ ảnh 2

Bữa cơm ấm cúng của cha con "người rừng" với gia đình

Ngày nào anh Lang đi rừng cũng đốn được vài chục kg mây rừng, bán được khoảng 50.000-60.000 đồng. Anh Lang không bao giờ tự ý lấy tiền mua cái gì, được bao nhiều là đem về cho anh Tri để dành mua gạo ăn.

Trở về sau một ngày đi rừng, tắm rửa xong anh Lang tiếp tục vào nhóm củi, nấu cơm. Anh móc trong túi xách của mình khi vừa mới đi rừng về bó rau rừng và một con ếch bắt được đem ra làm sạch sẽ, chuẩn bị cho bữa ăn tối của gia đình.

Chị Nhung cho biết hôm nào đi rừng về anh Lang cũng bắt được con ếch, con cua như thế. Ăn cơm xong thì dọn rửa chén bát sạch sẽ, ngăn nắp. “Có hôm anh Tri bảo lấy vợ để nấu cơm, anh Lang cười rất phấn khởi. Anh Lang muốn có vợ lắm!” - chị Nhung kể.

Có hôm anh Lang đi ăn giỗ đã uống rượu say về nhà còn trách cụ Hồ Văn Thanh sao không đưa về nhà sớm hơn để anh lấy vợ. Khi nghe chúng tôi hỏi: “Có muốn lấy vợ không ?”, anh Lang tỏ vẻ phấn khích. Dù không nói được tiếng Kinh nhưng ánh mắt của người đàn ông hơn 40 năm sống tách biệt ở rừng sâu vẫn rất vui vẻ, phấn khích khi một phụ nữ chưa chồng nào đó đến gần.

Theo Theo nld.com.vn
MỚI - NÓNG
Thủ lĩnh đoàn tâm huyết, giữ hồn văn hóa dân tộc Thái
Thủ lĩnh đoàn tâm huyết, giữ hồn văn hóa dân tộc Thái
TPO - Luôn trăn trở bồi đắp những giá trị sống tốt đẹp cho giới trẻ, anh Lãnh Văn Mùi (SN 1990) - Bí thư Đoàn xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, Nghệ An đã dành nhiều tâm huyết, triển khai các hoạt động nhằm lan tỏa tình yêu với văn hóa dân tộc. Anh vừa được Tỉnh Đoàn Nghệ An tuyên dương đảng viên trẻ xuất sắc năm 2024.
Sông Sài Gòn đoạn trung tâm TPHCM Ảnh: Phục Lễ
Phong vị Sài Gòn
TP - Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới? Ngay những người hàng ngày hàng giờ sống ở thành phố này đã và đang tự hỏi Sài Gòn có gì lôi cuốn người tại chỗ và khách phương xa?