Người trẻ cần làm gì khi các bệnh hiểm nghèo đang ngày càng trẻ hóa?

0:00 / 0:00
0:00
Theo các chuyên gia y tế, người trẻ đang phải đối mặt với nguy cơ trẻ hóa các bệnh không lây nhiễm có khả năng gây tử vong cao như ung thư, đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Lối sống lành mạnh, chủ động với các phương án dự phòng sức khỏe sẽ giúp người trẻ lưu giữ thời điểm “vàng” để chinh phục các mục tiêu trong cuộc sống.

Những con số “biết nói”

Theo các chuyên gia y tế, mô hình bệnh tật ở nước ta đã thay đổi trong thời gian qua, trong đó, bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân của 73% gánh nặng bệnh tật và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Đặc biệt, nhiều căn bệnh trước đây chỉ gặp ở người cao tuổi thì hiện nay có xu hướng ngày càng trẻ hóa như đột quỵ, tim mạch và ung thư.

Tiến Sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Nội – Hồi sức thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết khoảng 25% ca đột quỵ xảy ra ở những người trẻ và có chiều hướng gia tăng, gần 50% trong vòng 12 năm qua. Trong năm 2020 tại Trung tâm Đột quỵ não đã điều trị nhiều thanh thiếu niên, trong đó bệnh nhân nhỏ nhất là 12 tuổi. Bên cạnh đó, tăng huyết áp cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên đột quỵ ở người trẻ, mà theo số liệu của Hội Tim mạch Việt Nam, cứ 4 người từ 25 - 49 tuổi thì có một người tăng huyết áp.

Bên cạnh tim mạch và đột quỵ, ung thư vẫn luôn là mối lo của người dân trên toàn cầu. Và cũng như đột quỵ, ung thư không chừa độ tuổi, kể cả người trẻ. Việt Nam cũng đang ghi nhận tình trạng một số bệnh ung thư trẻ hóa hơn so thế giới, điển hình là bệnh nhân ung thư vú được ghi nhận trẻ hơn từ 5-10 tuổi.

Nhiều nghiên cứu cho thấy người trẻ mắc đột quỵ cao rất nhiều nguyên nhân đến từ các thói quen không lành mạnh, như hút thuốc lá, béo phì và lười vận động, lạm dụng bia rượu… Ngoài ra, bên cạnh các yếu tố về độ tuổi, gen… thì lối sống không lành mạnh, môi trường ô nhiễm… cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư.

Người trẻ cần làm gì khi các bệnh hiểm nghèo đang ngày càng trẻ hóa? ảnh 1

Áp lực công việc tạo nên các thói quen sống thiếu lành mạnh như thức khuya, lười vận động… là một trong những nguyên nhân mắc các bệnh hiểm nghèo ở người trẻ

Do đó, các chuyên gia khuyến nghị người trẻ cần thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống, dinh dưỡng phù hợp, rèn luyện thể chất, thoái mái tinh thần. Bởi vì bệnh tật không còn là câu chuyện “tre già măng mọc”. Những căn bệnh vẫn tưởng chỉ xảy ra ở lứa tuổi trung niên trong thập kỷ trước thì hiện nay số lượng người trẻ mắc phải đã tăng dần mỗi năm.

Lối sống lành mạnh của người trẻ để lưu giữ thời điểm “vàng”

Nhưng bên cạnh những con số đáng báo động thì nhìn nhận một cách khách quan, thế hệ trẻ ngày nay đã tiếp nhận thông tin trong tâm thế tích cực hơn. Họ chủ động hơn trong việc tìm các giải pháp chăm sóc sức khỏe, xây dựng một lối sống lành mạnh và tích cực, góp phần giảm thiểu những nguy cơ bệnh tật tiềm tàng.

Bác sĩ Hoàng Bạch Dương, chuyên gia Y học gia đình nhận định: “Lối sống quyết định đến 80% sức khỏe của mỗi người. Chúng ta ăn uống, hít thở và thực hiện các hoạt động thường ngày đều có ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nên cần tìm hiểu, lắng nghe tư vấn của các chuyên gia để hoàn thiện lối sống lành mạnh cho bản thân, kể cả khi chưa bị bệnh.”

Theo Nielsen, số lượng người Việt quan tâm tới đồ uống có lợi cho sức khỏe chỉ đứng sau Indonesia tại Đông Nam Á. Khoảng 80% người Việt sẵn sàng trả thêm tiền cho đồ uống có nguồn gốc tự nhiên. Không chỉ để tâm đến nguồn dinh dưỡng đưa vào cơ thể hàng ngày, nhiều bạn trẻ còn đề cao tinh thần thể dục thể thao. Yoga, gym, marathon, dancing… là các bộ môn thịnh hành được nhiều bạn say mê tập luyện trước khi bắt đầu công việc hoặc sau khi kết thúc một ngày hoạt động trí óc căng thẳng.

Người trẻ cần làm gì khi các bệnh hiểm nghèo đang ngày càng trẻ hóa? ảnh 2

Ăn sạch, sống xanh, rèn luyện cơ thể đang là mục tiêu sống tích cực của rất nhiều bạn trẻ

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng lành mạnh, thói quen luyện tập thể dục thể thao, người trẻ hiện nay còn chủ động tiếp cận các phương pháp chăm sóc sức khỏe với hai tiêu chí hiệu quả và tiện lợi để thoải mái vô lo trước rủi ro bệnh tật. Họ tìm kiếm những giải pháp bảo vệ bản thân trước rủi ro của các bệnh hiểm nghèo với mức chi phí hợp lý.

Vì lẽ đó, sản phẩm bảo hiểm trực tuyến mới ra mắt của Prudential: PRU-Vui Sống nhanh chóng được người trẻ hưởng ứng với nhiều điểm cộng ưu việt. PRU–Vui Sống gồm 2 gói sản phẩm: gói Cơ bản bảo vệ trước rủi ro ung thư và gói Nâng cao bảo vệ trước rủi ro 3 bệnh hiểm nghèo. Riêng ở gói Nâng cao với mức phí theo từng nhóm tuổi, chỉ từ 400 đồng/ngày, khách hàng sẽ được hỗ trợ chi phí lên đến 405 triệu đồng với quyền lợi chi trả độc lập cho 2 nhóm bệnh Ung thư và đột quỵ/ nhồi máu cơ tim. Chẳng hạn, nếu khách hàng bị ung thư sẽ được chi trả 200 triệu đồng. Sau đó khách không may bị đột quỵ/nhồi máu cơ tim sẽ tiếp tục được chi trả 200 triệu đồng nữa. Bên cạnh đó, sản phẩm còn bảo vệ trước rủi ro tử vong hoặc thương tật vĩnh viễn do tai nạn.

Người trẻ cần làm gì khi các bệnh hiểm nghèo đang ngày càng trẻ hóa? ảnh 3

PRU-Vui Sống mang tới sự bảo vệ tài chính trước rủi ro 3 bệnh lý nghiêm trọng phổ biến: Ung thư, đột quỵ và nhồi máu cơ tim với mức chi phí hợp lý chỉ từ 88.000 đồng/ năm.

PRU-Vui Sống hiện được bán duy nhất trên ứng dụng chăm sóc sức khoẻ Pulse by Prudential, với quy trình mua được tinh giản tối đa chỉ 3 bước và 1 câu hỏi thẩm định.

Người trẻ cần làm gì khi các bệnh hiểm nghèo đang ngày càng trẻ hóa? ảnh 4

Sản phẩm với quy trình đăng ký tiện lợi, nhanh chóng chỉ với 3 bước và 1 câu hỏi thẩm định duy nhất

Người trẻ cần làm gì khi các bệnh hiểm nghèo đang ngày càng trẻ hóa? ảnh 5

Nhờ loạt điểm cộng như bảo vệ toàn diện, chi phí hợp lý, cách mua dễ dàng, PRU-Vui Sống trở thành sản phẩm phù hợp với nhóm đối tượng trẻ năng động và quan tâm đến sức khỏe trong hành trình “giữ sức bền” để chinh phục nhiều mục tiêu lớn.

MỚI - NÓNG
Nam sinh THPT chuyên Lào Cai thắng cách biệt trận tháng, ẵm vòng nguyệt quế Olympia 24
Nam sinh THPT chuyên Lào Cai thắng cách biệt trận tháng, ẵm vòng nguyệt quế Olympia 24
TPO - Nam sinh Trường THPT chuyên Lào Cai Đặng Duy Khánh thể hiện phong độ thi đấu xuất sắc, liên tục dẫn đầu trong các phần thi và giành chiến thắng cách biệt so với ba người cùng chơi trong trận tháng đầu tiên quý III Đường lên đỉnh Olympia 24. Cùng với vòng nguyệt quế tháng, Khánh đã ghi tên vào trận thi quý III.