Người trẻ hiến kế, chung lý tưởng muốn cống hiến

0:00 / 0:00
0:00
Sinh viên nghiên cứu khoa học - Ảnh: Hồng Vĩnh
Sinh viên nghiên cứu khoa học - Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Họ là những người trẻ đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực kinh doanh, nghiên cứu… Mỗi người một thế mạnh nhưng đều chung lý tưởng muốn cống hiến, góp phần xây dựng, phát triển TPHCM.

Kimble Ngô (Việt kiều Canada) nhà sáng lập Ampmarketing Blockchain: Ứng dụng công nghệ phát triển Thành phố

Người trẻ hiến kế, chung lý tưởng muốn cống hiến ảnh 1

Trong làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0, Blockchain được xem là một công nghệ chìa khóa cho chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin tương lai. Việt Nam nói chung và đặc biệt là TPHCM đang đứng trước cơ hội trở thành lá cờ đầu trong ngành công nghiệp Blockchain. Đây là lĩnh vực mới mẻ và Việt Nam có lợi thế khi sở hữu không ít những kỹ sư Blockchain xuất sắc.

Trên toàn cầu, xu hướng đang hướng tới nền kinh tế kỹ thuật số. Đây là một công nghệ quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trung bình ở Việt Nam. Từ dễ dàng giao dịch tài chính đến dễ dàng tiếp cận tín dụng để đầu tư vào giáo dục, nhà ở và y tế, Blockchain và nền kinh tế kỹ thuật số sẽ là một cuộc trao đổi quan trọng.

Thế hệ Z của Việt Nam (những người sinh từ năm 1995 trở đi), nhiều người đã chứng minh được bản thân bằng các giải thưởng và các bài báo khoa học quốc tế. Độ tuổi tham gia công trình khoa học của người Việt cũng ngày càng trẻ. Bây giờ nhiều bạn học sinh cấp 2, cấp 3 đã tham gia công trình khoa học rồi. Từ việc nhen lên trong các em niềm đam mê khoa học, tạo điều kiện để các em tiếp xúc với công nghệ từ rất sớm là nền tảng, cơ sở để mình có thể kỳ vọng vào thế hệ trẻ - một nguồn nhân lực dồi dào cho lĩnh vực công nghệ sắp tới.

Nhằm thu hút, tăng “nguồn vốn” kiều bào trẻ về Việt Nam khởi nghiệp, góp sức, tôi cho rằng Thành phố cần tạo nhiều điều kiện thuận lợi như hỗ trợ các không gian làm việc chung của người Việt như Kairos Co-working Space - Không gian làm việc sáng tạo tại (Q.1, TPHCM); Phát triển một cộng đồng các chuyên gia và mạng lưới để các công ty công nghệ này khởi nghiệp, gặp gỡ các nhà đầu tư và phát triển công nghệ hỗ trợ cho sự tăng trưởng chung của đất nước.

Hoàng Trung Hiếu, nghiên cứu sinh Trường đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM): Kết nối nhà khoa học trẻ

Người trẻ hiến kế, chung lý tưởng muốn cống hiến ảnh 2

Với vai trò là một người trẻ đang làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học - công nghệ, tôi hoàn toàn tin tưởng rằng các nhà khoa học trẻ, các bạn sinh viên năng động, với khát khao và hoài bão lớn tại các trường đại học, viện nghiên cứu sẽ trở thành những nhân tố nòng cốt, đi đầu trong việc ứng dụng các thành tựu nghiên cứu giải quyết các vấn đề lớn, cấp bách mà đất nước mình đang phải đối mặt.

Trong bối cảnh hiện nay, để đạt được những thành tựu và những công trình thực sự có ý nghĩa, chúng ta cần đầu tư và khai thác phần “ranh giới” giữa các ngành khoa học. Trong lĩnh vực của tôi, có thể là ứng dụng tin học trong y tế, kinh tế, giao thông hay quy hoạch đô thị. Để làm được điều đó, theo tôi thứ quan trọng nhất chính là tăng cường sự kết nối và liên kết giữa các nhóm nghiên cứu. Chúng ta không nên để các kỹ sư, nhà khoa học trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) tự tìm và đề xuất ra các bài toán ở những lĩnh vực khác mà nó nên được mang đến từ những người có chuyên môn, đưa “công nghệ” vào “giải quyết” và giúp công việc hàng ngày của họ hiệu quả hơn.

Tôi hi vọng rằng tổ chức Đoàn sẽ tăng cường và phát huy, tạo lập được một hệ sinh thái nhằm phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ. Hệ sinh thái này sẽ là cầu nối tăng cường hơn nữa sự liên kết của toàn hệ thống, kết nối các trường đại học, viện nghiên cứu, các nhóm khởi nghiệp với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và các tài nguyên sẵn có. Đồng thời, mô hình này cũng cần chú trọng và ươm mầm tinh thần tìm tòi, đam mê nghiên cứu khoa học trong sinh viên bằng việc khuyến khích mô hình sinh hoạt nhóm nghiên cứu sinh viên, đầu tư đầy đủ, toàn diện về kinh phí và cơ sở vật chất để phát triển nghiên cứu khoa học cũng như công bố quốc tế.

Điều này tạo ra một môi trường với tất cả sự hỗ trợ cần thiết về nguồn lực và chính sách; mở ra những cơ hội, thách thức mới cho tất cả chúng ta, và hơn ai hết - thế hệ trẻ chính là những người tiên phong trong việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, phát triển thành phố thông minh, tạo môi trường sống tốt hơn, hiện đại hơn cho người dân của TPHCM nói riêng và cả nước nói chung.

TS Đoàn Lê Hoàng Tân, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu cấu trúc Nano và Phân tử TPHCM: Chính sách ưu đãi là động lực thu hút nhân tài

Khoa học và công nghệ là động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thúc đẩy việc đổi mới sản phẩm và quy trình sản xuất. Khoa học và công nghệ một mặt giúp tăng kích cầu, tăng nguồn cung và rồi làm tăng thu nhập bình quân, cải thiện mức sống cho người dân một cách hiệu quả. Trong đó, việc làm chủ các công nghệ lõi rất quan trọng để phát triển lâu dài và bền vững đồng thời tránh phụ thuộc vào nước ngoài.

Muốn nền khoa học và công nghệ nước nhà phát triển thì việc đầu tiên chúng ta cần phải đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại và kinh phí trong nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng nghiên cứu. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực trẻ trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ, có cơ chế thu hút nhân tài, tạo môi trường, điều kiện để cá nhân phát triển và tránh việc chảy máu chất xám.

Người trẻ hiến kế, chung lý tưởng muốn cống hiến ảnh 3

Việc tạo nhiều cơ hội cho các nhà khoa học Việt Nam hợp tác nghiên cứu để tạo nên các sản phẩm nghiên cứu chất lượng cao và có cơ hội tiếp cận với vốn đầu tư doanh nghiệp giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề của họ là một biện pháp hữu hiệu giúp ngành Khoa học và công nghệ nước nhà phát triển tốt hơn. Đồng thời, Nhà nước cũng cần phải có cơ chế thông thoáng hơn cho các nhà khoa học, đặc biệt trong các việc liên quan đến giấy tờ hành chính như: đăng ký đề tài, thủ tục giải ngân nhanh chóng. Việc này sẽ giúp các nhà khoa học tập trung hơn trong nghiên cứu và sáng tạo, từ đó phát huy hết khả năng của mình và cho ra các sản phẩm chất lượng. 

Thế hệ Z của Việt Nam (những người sinh từ năm 1995 trở đi), nhiều người đã chứng minh được bản thân bằng các giải thưởng và các bài báo khoa học quốc tế. Độ tuổi tham gia công trình khoa học của người Việt cũng ngày càng trẻ.


MỚI - NÓNG