Nguyễn Ngọc Hùng: “Mình muốn được "sống vội" và trọn vẹn hơn”

0:00 / 0:00
0:00
Nguyễn Ngọc Hùng: “Mình muốn được "sống vội" và trọn vẹn hơn”
SVVN - Những “chuyến đi xuyên Việt 0 đồng” hay làm tình nguyện viên hỗ trợ tại tâm dịch TP. HCM là hai trong số nhiều cách giúp Nguyễn Ngọc Hùng (sinh năm 1992, ngụ quận Tân Phú, TP. HCM) sống trọn vẹn hơn với tuổi trẻ của mình.

“Trên đường về, mình đã khóc”

Tình cờ đọc được thông tin tuyển tình nguyện viên hỗ trợ chống dịch của Thành Đoàn TP. HCM, Ngọc Hùng đã đăng ký tham gia. Trước ngày 31/5, Hùng đã chuyển đến tâm dịch Gò Vấp để tiện cho công tác tình nguyện. “Mình tham gia làm tình nguyện một phần vì rảnh rỗi mùa dịch, phần còn lại vì muốn cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn. Khi tham gia, mình không nói cho gia đình biết. Gia đình chỉ biết chuyện khi thấy ảnh mình đăng trên Facebook. Mọi người đều nhắc nhở mình chú ý đến sức khỏe. Cha mẹ hiện đang ở Bảo Lộc, Lâm Đồng có bảo mình về nhưng mình lựa chọn ở lại để đảm bảo an toàn cho cả nhà”, Hùng bày tỏ.

Nguyễn Ngọc Hùng: “Mình muốn được "sống vội" và trọn vẹn hơn” ảnh 1

Hùng tham gia tất cả các công việc tình nguyện tại tâm dịch tại TP. HCM. (Ảnh: NVCC)

Là tình nguyện viên, Hùng làm nhiều công việc như: trực chốt cách ly, chốt giao thông; truy vết, lấy mẫu F0; điều phối người dân tiêm vắc xin; hỗ trợ nhập liệu; tiếp nhận hàng hóa, nhu yếu phẩm và xịt khử khuẩn. Hùng chia sẻ: “Mỗi nhiệm vụ đều có những khó khăn, áp lực riêng. Chẳng hạn như việc truy vết, lấy mẫu F0. Vì phải liên tục nói to, rõ từng thông điệp hay các bước hướng dẫn cho người dân nên mình dễ bị mất giọng, thậm chí gặp phải người dân không chịu hợp tác khiến nhiệm vụ trở nên khó khăn hơn. Việc mặc đồ bảo hộ nhiều giờ liền dưới tiết trời nắng nóng làm mồ hôi thấm ướt hết người. Có nơi mình đi làm nhiệm vụ từ 8h tối hôm trước đến 1h - 2h sáng hôm sau mới về. Về đến nơi, đặt lưng xuống giường là mình ngủ ngay vì quá mệt”.

Vì từng đi xuyên Việt, Hùng không ngại những công việc phải di chuyển và làm nhiều ca liên tục. Nói kỉ niệm sâu sắc trong quá trình làm tình nguyện, Hùng kể: “Sau ca trực ở chợ đầu mối Bình Điền, trên đường về, mình đã khóc. Sau khi test nhanh, hơn 200 ca F0 đã xuất hiện ở 4 điểm tại chợ Bình Điền. Họ đều là những người lao động lam lũ, giống cha mẹ mình ngày xưa. Điều đó làm mình xúc động và thương họ vô cùng”.

“Sống vội” hơn mi người

Mang căn bệnh vảy nến mủ gần 30 năm, Ngọc Hùng đã trải qua nhiều lần đau đớn. Trước năm 2015, Hùng phải nhập viện điều trị vì bệnh trở nặng. Hùng đã có quãng thời gian 10 năm liên tiếp nằm viện. Cậu cho biết, bệnh này chưa có cách chữa trị dứt điểm mà xác định sẽ chung sống với nó cả đời. “Đợt đó, gia đình phải bán nhà rồi vay mượn khắp nơi để chạy chữa cho mình. Mình đi đâu cũng nhận phải ánh mắt dè bỉu của người khác vì hoàn cảnh khó khăn. Mình thấy mình như gánh nặng của cả gia đình. Đã có lúc, mình hoài nghi bản thân đang sống vì điều gì khi cứ chịu sự đau đớn dày vò ngày qua ngày”, Hùng nghẹn ngào.

Nguyễn Ngọc Hùng: “Mình muốn được "sống vội" và trọn vẹn hơn” ảnh 2

Ngoài những lúc làm tình nguyện viên, Hùng dành thời gian trồng rau, trồng hoa, đọc sách và nghe nhạc để tận hưởng cuộc sống.

Sau quãng thời gian khó khăn, Hùng quyết định sống tích cực hơn. Hùng tâm sự: “Chính vì có bệnh như vậy, mình sống khác mọi người một chút. Mình muốn được “sống vội” và trọn vẹn hơn. Nhiều người hỏi mình không sợ gì à. Thật ra, mình sợ nhiều thứ lắm. Mình đã vấp ngã và nếm trải đau đớn nhiều nên “xông pha” ác liệt hơn. Niềm hạnh phúc của mình đơn giản là mỗi ngày được chơi, được làm hết sức mình. Điều tuyệt vời hơn cả là công sức ấy đang đóng góp một phần cho đất nước và giúp đỡ cộng đồng”.

“Gã điên đi bụi”

Ngọc Hùng cho biết, mình được những người đi bộ xuyên Việt truyền cảm hứng. Tháng 7/2015, Hùng thực hiện chuyến đi đến 36 tỉnh, thành trên đất nước Việt Nam trong 44 ngày. “Đó là lần đầu tiên mình bước ra đời mà không có đồng nào trong người. Lúc đó, mình rất sợ nhưng lại sợ phải sống cuộc đời vô vị hơn nên tiếp tục đi. Mình đi với hình thức vừa đi bộ, vừa xin quá giang. Từ TP. HCM, mình đi dọc đường biển ra Bắc rồi lại đi dọc biên giới từ Quảng Ninh về lại TP. HCM”. Chuyến đi của Hùng không mấy dễ dàng. “Mình xin đi nhờ xe bị nhiều người từ chối. Mình phải chịu đói, chịu khát và cả những cơn đau nhức vì dùng sức lực nhiều. Thậm chí, mình còn phải ngủ ngoài đường”, Hùng nhớ lại.

Nguyễn Ngọc Hùng: “Mình muốn được "sống vội" và trọn vẹn hơn” ảnh 3

Hùng ghé đến những thắng cảnh nổi tiếng trên khắp đất nước.

Sau khi trở về, Hùng học hỏi và tự kinh doanh nhưng không thấy khấm khá hơn. Hùng lại tiếp tục rơi vào bế tắc. Đây là động lực thôi thúc cậu đi xuyên Việt lần hai. Đợt đó đi về, Hùng đăng tải chuyến đi của mình lên mạng xã hội và nhận không ít lời chỉ trích của mọi người. Họ cho rằng cậu đang làm việc vô nghĩa. Biệt danh “Gã điên đi bụi” là do Hùng tự đặt sau hành trình ấy.

Lần hai, Hùng chuẩn bị tâm lý vững vàng, kiên trì đi tiếp và may mắn được nhiều người giúp đỡ. Ngọc Hùng đã đi hết 63 tỉnh, thành và 3 đảo trên dải đất hình chữ S trong chuyến đi. Tình người, cảnh sắc thiên nhiên và văn hóa tại địa phương là những điều để lại ấn tượng trong lòng chàng trai trẻ.

Nguyễn Ngọc Hùng: “Mình muốn được "sống vội" và trọn vẹn hơn” ảnh 4

Những người bạn mà Hùng đã gặp trên chuyến xuyên Việt của mình.

Nguyễn Ngọc Hùng: “Mình muốn được "sống vội" và trọn vẹn hơn” ảnh 5
Nguyễn Ngọc Hùng: “Mình muốn được "sống vội" và trọn vẹn hơn” ảnh 6

Sau dịch, Hùng sẽ tiếp tục thực hiện chuyến đi bằng xe máy đến các nước lân cận để học hỏi, khám phá.

Hùng tâm sự: “Có rất nhiều câu chuyện đáng nhớ trong hành trình đi xuyên Việt. Trên đường đi khắp các tỉnh, mình xin đi nhờ xe của nhiều tài xế và còn được họ mời nước, bánh. Có nhà còn gói thịt, cơm vào lá chuối để mình mang theo ăn dọc đường. Đợt mình xin nghỉ nhờ ở đồn biên phòng, mấy anh bộ đội không để mình ngủ ngoài sân mà dìu vào phòng rồi dọn chiếu, chăn, màn cho mình ngủ. Đi rồi mới thấy, người dân nông thôn hay vùng sâu, vùng xa hào phóng và nhân hậu lắm”.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Người nghệ nhân gần nửa thế kỷ gìn giữ nghề chế tác đầu lân

Người nghệ nhân gần nửa thế kỷ gìn giữ nghề chế tác đầu lân

SVVN - Giữa lúc nhiều nghề truyền thống đang dần bị mai một, ông Trầm Đức Hưng, 70 tuổi (sống tại TP. HCM) vẫn gắn bó với nghề làm đầu lân sư rồng. Là một trong những nghệ nhân hiếm hoi còn bám trụ với nghề, ông kiên trì với phương pháp chế tác thủ công, gìn giữ và lan tỏa giá trị văn hoá qua từng chiếc đầu lân kỳ công, tinh xảo.
Hà Nội sẽ bắn pháo hoa tại 30 điểm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ: Điểm danh những địa điểm check-in 'cực hot'

Hà Nội sẽ bắn pháo hoa tại 30 điểm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ: Điểm danh những địa điểm check-in 'cực hot'

SVVN - Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến rất gần, và như thường lệ, Hà Nội lại chuẩn bị một "bữa tiệc ánh sáng" hoành tráng để chào đón năm mới. Theo kế hoạch của UBND TP. Hà Nội, năm nay thành phố sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 30 địa điểm với 31 trận địa, trải rộng khắp các quận, huyện, để tất cả người dân đều có thể tận hưởng không khí lễ hội.
Gen Z và áo dài Tết: Không chỉ là xu hướng

Gen Z và áo dài Tết: Không chỉ là xu hướng

SVVN - Những năm gần đây, vào mỗi dịp Tết đến xuân về, hình ảnh các bạn trẻ diện những bộ áo dài thướt tha, đủ mọi kiểu dáng, màu sắc đã trở nên quen thuộc. Gen Z – thế hệ được biết đến với cá tính mạnh mẽ và sự nhanh nhạy, đang góp phần làm sống lại văn hóa mặc áo dài ngày Tết. Đối với họ, áo dài ngày Tết không chỉ là một xu hướng nhất thời mà còn là hành trình tìm lại bản sắc, khẳng định giá trị bản thân và thêm yêu văn hóa dân tộc.
Phí Hạnh Nguyên: Câu chuyện về một cô gái trẻ đầy nỗ lực và cảm hứng

Phí Hạnh Nguyên: Câu chuyện về một cô gái trẻ đầy nỗ lực và cảm hứng

SVVN - Ở tuổi 22, Phí Hạnh Nguyên (năm thứ tư, ngành Sư phạm Ngoại ngữ, trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng) đã gặt hái được nhiều thành tích đáng nể trong học tập, nghiên cứu khoa học và hoạt động Đoàn - Hội. Nhưng ẩn sau bảng thành tích ấy là cả một hành trình dài của sự cố gắng, đam mê và không ngừng phấn đấu.
GenZ tận dụng 'Thời điểm vàng' kiếm tiền dịp cuối năm

GenZ tận dụng 'Thời điểm vàng' kiếm tiền dịp cuối năm

SVVN - Tết Nguyên đán là một trong những dịp lễ lớn nhất trong năm ở nước ta. Thời điểm cận Tết, người dân cả nước tất bật sắm sửa đồ đạc để đón một năm mới. Chính vì vậy, đây là thời điểm nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao. Một bộ phận giới trẻ với sự thông minh, nhanh nhạy của mình đã tận dụng thời gian “vàng” này để kiếm thêm thu nhập với mức lương hấp dẫn.
Nhu cầu làm đẹp chụp hình Tết tăng cao, bạn trẻ làm nghề ‘hốt bạc’

Nhu cầu làm đẹp chụp hình Tết tăng cao, bạn trẻ làm nghề ‘hốt bạc’

SVVN - Tết Nguyên đán, dịp lễ truyền thống lớn nhất năm, không chỉ là thời điểm để mọi người đoàn tụ gia đình mà còn là cơ hội để chị em phụ nữ chăm chút vẻ ngoài, tạo nên diện mạo rạng rỡ nhất. Điều này khiến các dịch vụ trang điểm trở thành ‘hàng hot’ vào những ngày cận Tết, với lịch hẹn thường kín chỗ từ rất sớm.