Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: “Nghề báo chí điều tra đã chọn tôi”

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Chiều 29/10, Sóng Trẻ Festival 2021 đã tổ chức Workshop: “Nghệ thuật nhập vai” với sự tham gia của diễn giả - nhà báo Đỗ Doãn Hoàng. Tuy phải tổ chức trực tuyến, song buổi trò chuyện vẫn thu hút sự chú ý của gần 200 sinh viên trong và ngoài Học viện.
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: “Nghề báo chí điều tra đã chọn tôi” ảnh 1

Trò chuyện tại buổi workshop, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đã chia sẻ về cơ duyên của mình với lĩnh vực báo chí điều tra trong thời điểm chưa có nhiều người thực sự đi theo con đường này: “Tôi đã dành hàng chục năm trời để gắn bó với báo chí điều tra. Không phải tôi chọn nghề, mà là nghề chọn tôi, nghề báo chí điều tra đã chọn tôi”.

Hơn 20 năm hoạt động, với vô số lần phải hóa thân thành các nhân vật khác nhau phục vụ cho quá trình tác nghiệp, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng cùng các đồng nghiệp của mình đã gặp nhiều tình huống khó khăn, nguy hiểm. Với anh, làm điều tra chính là hướng những vấn đề nóng của xã hội. Bởi vậy nên thường xuyên bị các đối tượng đe dọa, thậm chí là hành hung. Đã không ít lần anh cùng ekip tiếp xúc trực tiếp với các tội phạm để trà trộn hiện trường, thậm chí còn từng bị cơ quan công an bắt giữ, bị trục xuất, tịch thu các chứng cứ đã thu thập được.

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: “Nghề báo chí điều tra đã chọn tôi” ảnh 2

Các tác phẩm để lại dấu ấn đậm nét đối với người đọc của nhà báo Đỗ Doãn Hoàng.

Điều tra tội phạm vốn là công việc vô cùng nguy hiểm, bản lĩnh và dũng cảm là những yếu tố mà mỗi nhà báo điều tra phải có. Như một lời khuyên tới các bạn sinh viên Báo chí, đặc biệt là những sinh viên có đam mê với điều tra, diễn giả chia sẻ: “Tôi không khuyến khích các bạn trẻ, các bạn sinh viên làm theo vào thời điểm này, vì chúng tôi, những nhà báo điều tra được pháp luật bảo vệ, còn các bạn thì cần rất nhiều sự thận trọng khi tham gia điều tra”.

Trao đổi tại workshop “Nghệ thuật nhập vai”, nhà báo không chỉ tâm sự các câu chuyện về nghề mà còn đưa ra các quan điểm độc đáo. Từ đó có sức lan tỏa mạnh mẽ, truyền cảm hứng cho lớp trẻ theo đuổi đam mê đối với lĩnh vực báo chí điều tra. Không máy móc theo những quy chuẩn thông thường, anh cho rằng một tác phẩm báo chí điều tra chân chính cần đưa tới cho người đọc những dữ liệu mới, chủ đề mới, với cách thể hiện mới để tạo nên những hiệu ứng mới cho xã hội. Đó mới là lý do báo chí điều tra mang trong mình sứ mệnh lớn lao, góp tiếng nói cho những vấn đề nóng, nổi cộm trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, nhà báo còn chia sẻ về một số công cụ, hay còn gọi là thủ thuật thường được áp dụng trong quá trình điều tra. Một thủ thuật thường xuyên được các nhà báo sử dụng chính là nghệ thuật “đặt bẫy”. Tuy nhiên, anh cũng đưa ra những cảnh báo tới các bạn sinh viên về tính hai mặt của chúng: “Dùng các thủ thuật điều tra để tìm ra chân dung đối tượng là một việc làm hợp lý mà cơ quan điều tra nào cũng có thể làm. Tuy nhiên ranh giới giữa hợp pháp và không hợp pháp lại rất mong manh. Nếu sử dụng không khéo, người làm báo sẽ không may đi vào một ‘con đường đen’ - bôi đen người khác để chụp bức ảnh họ bị đen”.

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: “Nghề báo chí điều tra đã chọn tôi” ảnh 3
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng chia sẻ những câu chuyện về nghề làm báo chí điều tra.

Đối với một nhà báo, đạo đức nghề nghiệp chính là yếu tố quan trọng cần đưa lên hàng đầu trong quá trình điều tra, viết bài để đảm bảo tính khách quan cho bất cứ ấn phẩm nào được phát hành. Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng chia sẻ rất thẳng thắn về vấn đề này: “Phẩm chất lớn nhất của một người nhà báo chính là phản ánh trung thực các vấn đề xã hội và thể hiện trách nhiệm của mình với xã hội”.

Trong không khí sôi nổi của buổi tọa đàm, các bạn sinh viên đã đặt ra nhiều câu hỏi để cùng diễn giả bàn luận. Cuối buổi trò chuyện, diễn giả Đỗ Doãn Hoàng có lời nhắn nhủ tới các bạn sinh viên đang theo đuổi đam mê đối với báo chí: “Trên hết, cần có thái độ làm báo đúng đắn, minh bạch, khách quan từ trong tư tưởng. Một xã hội thực sự văn minh trong tiếp cận báo chí là một xã hội với những tờ báo có quan điểm vững vàng, vì độc giả, vì sự trung thực trong tác phẩm, vì những giá trị cộng đồng chứ không phải những tờ báo coi số view, số người đọc lên hàng đầu”.

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: “Nghề báo chí điều tra đã chọn tôi” ảnh 4
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng trong những chuyến tác nghiệp

Buổi tọa đàm kết thúc trong không khí vui vẻ và hào hứng. Bạn Song Phúc (sinh viên lớp Báo mạng điện tử K41) cho biết: “Sau khi lắng nghe những chia sẻ của nhà báo Đỗ Doãn Hoàng tại buổi workshop, mình càng thêm hiểu rõ hơn về nghề báo, những khó khăn, vất vả mà các nhà báo, phóng viên phải vượt qua. Mình cũng cảm thấy tràn đầy năng lượng và rất háo hức muốn thử sức với công việc thú vị này. Bên cạnh đó, mình còn cảm thấy rất nể và khâm phục các nhà báo vì đã góp phần giúp cho xã hội ngày càng trở nên tốt đẹp hơn”.

Workshop: “Nghệ thuật nhập vai” đánh dấu ¾ chặng đường của chuỗi sự kiện đồng hành “Club’s Day - Choose Your Squad”. Đây là chuỗi sự kiện thường niên của Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhằm kỷ niệm ngày sinh nhật của Khoa và chào tân sinh viên.

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: “Nghề báo chí điều tra đã chọn tôi” ảnh 5
Không khí sôi nổi của buổi tọa đàm

“Nghệ thuật nhập vai” là món quà đặc biệt được Ban tổ chức dành riêng cho các bạn sinh viên chuyên ngành Báo mạng điện tử. Buổi trò chuyện không chỉ giúp các bạn sinh viên lắng nghe những trải nghiệm từ người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề như nhà báo Đỗ Doãn Hoàng mà còn mang tới những góc nhìn đầy màu sắc của báo chí nói chung và báo chí điều tra nói riêng.

Là cây bút đa dạng về thể loại với hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng được biết đến với những bài phóng sự điều tra gai góc, những góc nhìn độc đáo, giàu tính nhân văn. Cùng với đó trong mỗi tác phẩm đều ẩn chứa sức chiến đấu mạnh mẽ, nhằm góp phần đưa sự thật ra ánh sáng. Mang trong mình đam mê “xê dịch” cùng tinh thần của một “chiến sĩ” luôn xông pha, dẫn đầu, anh đã trở thành tác giả của hơn 30 đầu sách gồm bút ký - phóng sự, truyện ngắn, truyện dài, và nhận vô số giải thưởng về Báo chí cũng như các danh hiệu danh giá khác.

MỚI - NÓNG
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
SVVN - Trong họp báo chiều 29/11, công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều vấn đề được phóng viên các cơ quan báo chí đặt ra: Nếu từ năm 2025 thi theo phương án mới thì thí sinh trượt tốt nghiệp năm học 2023 - 2024 sẽ thế nào? Phương án này, môn Ngoại ngữ sẽ không còn là môn bắt buộc, liệu có làm giảm chất lượng môn Ngoại ngữ? Liệu học sinh có được thi hơn 4 môn như quy định?...

Có thể bạn quan tâm

Giọng ca Á quân X-Factor Tuấn Phương khiến hội trường của Đại học Ngoại thương ‘dậy sóng’

Giọng ca Á quân X-Factor Tuấn Phương khiến hội trường của Đại học Ngoại thương ‘dậy sóng’

SVVN - Ngày 28/11/2023, Á quân X-Factor 2016 - ca sĩ Tuấn Phương đã có màn trình diễn đầy ấn tượng tại chương trình tọa đàm hướng nghiệp với chủ đề: “Thấu hiểu bản thân - Làm chủ tương lai” do Báo Tiền Phong phối hợp với Trường Đại học Ngoại thương và Học viện Life Coach Quốc tế (GEIN ACADEMY) tổ chức.
Lễ phát động chương trình hiến máu ‘Chủ nhật Đỏ 2024’ sẽ diễn ra tại trường ĐH Văn Hiến vào ngày 3/12

Lễ phát động chương trình hiến máu ‘Chủ nhật Đỏ 2024’ sẽ diễn ra tại trường ĐH Văn Hiến vào ngày 3/12

SVVN - Sáng ngày 3/12 tới đây, tại trường ĐH Văn Hiến, sẽ diễn ra Lễ phát động chương trình 'Chủ nhật Đỏ' 2024, với chủ đề “Hiến máu cứu người – sinh mệnh của bạn và tôi”. Chương trình do báo Tiền Phong chủ trì phối hợp với Văn phòng Uỷ ban ATGT Quốc gia và một số đơn vị tổ chức.
Sinh viên cần có đam mê, lý tưởng để sống một cuộc đời có giá trị

Sinh viên cần có đam mê, lý tưởng để sống một cuộc đời có giá trị

SVVN - Đó là chia sẻ của CEO Nguyễn Thu gửi tới sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trong buổi toạ đàm hướng nghiệp “Thấu hiểu bản thân - Làm chủ tương lai” do báo Tiền Phong, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và Học viện Life Coach Quốc tế tổ chức. Chị Nguyễn Thu là cựu sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.