Nhiều nơi bán trú cho học sinh vẫn là lều, lán

Nhiều nơi bán trú cho học sinh vẫn là lều, lán
TP - Từ năm học 2006- 2007 đến nay, từ nguồn vốn khác nhau nhiều công trình nhà bán trú dân nuôi và các thiết bị phụ trợ khác đã được đầu tư xây dựng ở miền núi Thanh Hóa. Thế nhưng, việc đầu tư này mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của học sinh. Nhiều nơi, học sinh vẫn phải dựng lều, lán trọ học.
Nhiều học sinh ở miền núi Thanh Hóa vẫn phải ở những khu lều, lán tạm bợ Ảnh: Hoàng Lam
Nhiều học sinh ở miền núi Thanh Hóa vẫn phải ở những khu lều, lán tạm bợ. Ảnh: Hoàng Lam.
 

Theo Sở Giáo dục & Đào tạo Thanh Hóa (GD&ĐT), đến tháng 5- 2011, tỉnh này có 18/42 khu bán trú dân nuôi được đầu tư xây dựng tại 11 huyện miền núi của tỉnh, đáp ứng được 15% nhu cầu nơi ở cho học sinh tiểu học, THCS, THPT tại các huyện này.

Ngoài 18 điểm trường đã được đầu tư xây dựng khu bán trú dân nuôi kiên cố cho học sinh, các khu còn lại đều là khu lều tạm bợ, tranh tre, nứa lá do nhân dân tự dựng lên để cho con em trọ học cạnh trường.

Các trường THCS Thanh Hòa, THCS Thanh Phong (huyện Như Xuân), THCS Nam Động, THCS Thành Sơn (huyện Quan Hóa), THCS Na Mèo (huyện Quan Sơn), THCS Lâm Phú (huyện Lang Chánh), THCS Thạch Lâm (huyện Thạch Thành), THPT Quan Sơn… cũng đã bố trí được 60- 80 học sinh vào ở nội trú.

Tuy nhiên, đang tồn tại một thực tế là nhiều trường có khu bán trú dân nuôi, nhưng không có giường, không có đồ dùng thiết yếu phục vụ cuộc sống. Phần lớn các khu bán trú dân nuôi đều không có ban quản lý, nên công tác quản lý học sinh ở khu bán trú đều do giáo viên trong trường kiêm nhiệm.

Thực tế trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển giáo dục miền núi. Một trong những giải pháp mà ngành giáo dục đưa ra đó chính là cấp thiết thành lập các trường phổ thông bán trú và xây dựng các khu bán trú cho học sinh với quy mô, loại hình khác nhau phù hợp điều kiện của từng địa phương.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG