Nhìn gần những con đường 'đắt nhất hành tinh' ở Hà Nội
TPO - Nhiều năm qua, Hà Nội đã xây những tuyến đường có giá trị hàng tỷ đồng một mét để giảm tải ùn tắc giao thông
Nằm trên tuyến đường Vành đai 1 của Thủ đô, đường Trần Khát Chân, đoạn từ Ô Đống Mác đến Nguyễn Khoái với chiều dài 570m là một trong những tuyến đường đắt nhất Hà Nội.
Dự án đường Trần Khát Chân được đầu tư 1.139 tỷ đồng, trung bình mỗi mét "ngốn" khoảng 2 tỷ đồng
Tuyến đường hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 7/2016.
Tuyến đường gồm 8 làn xe, rộng 50m, có hai cầu vượt tại các nút giao với phố Huế, phố Lò Đúc.
Tuyến đường hay xảy ra tình trạng ùn tắc vào giờ cao điểm.
Cũng nằm trên tuyến đường Vành đai 1, đường Kim Liên - Xã Đàn đắt không kém với tổng mức đầu tư 773 tỷ đồng.
Tuyến đường này có chiều dài 550m, chi phí trung bình khoảng 1,41 tỷ đồng/m.
Tuyến đường hoàn thành với 10 làn xe với chiều rộng khoảng 45m, được đưa vào sử dụng năm 2008.
Tuyến đường được mệnh danh là đắt nhất Hà Nội vào thời điểm đó.
Sau khi đưa vào sử dụng, tình trạng ùn tắc giao thông thuyên giảm đáng kể.
Nối thẳng tuyến đường Kim Liên - Xã Đàn là phố Ô Chợ Dừa cũng là một trong những "đường đắt nhất hành tinh" ở Hà Nội với tổng mức đầu tư lên đến 800 tỷ đồng, trong đó 2/3 số tiền dùng để giải phóng mặt bằng.
Tuyến đường có chiều dài 547m, trung bình mỗi mét tiêu tốn khoảng 1,46 tỷ đồng.
Tuyến đường với mặt cắt trên 80m, mỗi bên đường có 4 làn xe.
Được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2015, tuyến đường Nguyễn Văn Huyên (Cầu Giấy) đắt đỏ không kém với tổng mức đầu tư hơn 969 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng chiếm khoảng 680 tỷ đồng.
Với chiều dài khoảng 566m, trung bình mỗi mét tiêu tốn khoảng 1,71 tỷ đồng.
Tuyến đường Nguyễn Văn Huyên có 8 làn xe, kéo dài từ nút giao Cầu Giấy đến nút giao Nguyễn Khánh Toàn.
Tuyến phố đưa vào sử dụng giảm tải giao thông cho đường Cầu Giấy, Nguyễn Khánh Toàn, Hoàng Quốc Việt....
Đắt đỏ không kém, nằm trên tuyến đường Vành đai 2, đường Trường Chinh được mở rộng từ tháng 10/2023 với tổng mức đầu tư 2.560 tỷ đồng.
Tuyến đường có chiều dài khoảng 2,2km, trung bình mỗi mét "ngốn" khoảng 1,17 tỷ đồng.
Mặc dù được mở rộng lên đến 10 làn xe, có đường trên cao cho ô tô, nhưng tuyến đường vẫn thường xuyên xảy ra ùn tắc trong giờ cao điểm.
Dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục dài hơn 2,2 km với tổng mức đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng.
Dự án tiêu tốn 3,27 tỷ đồng mỗi mét. Do vướng giải phóng mặt bằng nên dự án chưa thể hoàn thành.
Mới đây, Sở GTVT Hà Nội đã có báo cáo gửi UBND thành phố Hà Nội đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi một số dự án giao thông quan trọng của thành phố. Trong đó, có dự án đường vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy (đường Láng). Hiện tại, chiều rộng mỗi bên đường Láng là 10,5m. Sau khi cải tạo, đường Láng sẽ rộng 53,5m, vận tốc thiết kế 80 km/h và là trục chính đô thị.
Với chiều dài 3,8km tổng mức đầu tư dự kiến mở rộng đoạn dưới thấp là 17.241 tỷ đồng, mỗi mét sẽ tiêu tốn khoảng 4,54 tỷ đồng.
TPO - Làng đào Nhật Tân, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội đang vào vụ Tết, tuy nhiên do ảnh hưởng của bão Yagi nên năm nay sản lượng của làng đào Nhật Tân giảm mạnh, giá đào tăng cao hơn những năm trước.
TPO - Trên tuyến cao tốc Bắc - Nam có 12 trạm dừng nghỉ, trong đó 3 trạm đã có đủ tiện ích và 9 trạm dừng nghỉ tạm phục vụ người dân dịp Tết Nguyên đán 2025.
TPO - Nhằm đảm bảo an ninh khu vực cửa khẩu Tén Tằn dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Tén Tằn (huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) đã triển khai các giải pháp nhằm kịp thời ngăn chặn hoạt động xuất nhập cảnh, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới.
TPO - Là người đầu tiên trúng giải thưởng độc đắc Jackpot 1 của Vietlott trong năm 2025, cũng là dịp cận Tết Nguyên đán, anh T.C. nhận về khoản tiền gần 44 tỷ đồng sau khi trừ thuế.
TP - Với mục tiêu hướng tới tăng trưởng hai con số giai đoạn 2026-2030, việc phát huy sức mạnh toàn dân sẽ trở thành động lực chính, đồng thời là chìa khóa quan trọng để huy động mọi nguồn lực, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững và toàn diện.
TP - Chuyên gia kinh tế cho rằng, để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số đề ra, trước hết Việt Nam cần giải bài toán thoát bẫy lao động giản đơn và thực hiện quyết liệt thay đổi mô hình kinh tế, đồng thời gỡ những vấn đề bất cập của thu hút đầu tư, nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng của sản phẩm khi tham gia chuỗi cung ứng.