Nhọc nhằn nghề đào phễnh trên đầm Thị Nại

TPO - Khi thủy triều xuống, khu vực ven đầm Thị Nại ở TP. Quy Nhơn (Bình Định) lộ ra những bãi bùn sình lầy, đó cũng là thời điểm nhiều người dân đổ xô đi đào phễnh (loài nhuyễn thể có 2 vỏ giống nghêu) kiếm thêm thu nhập.

Mưu sinh bằng nghề đào phễnh trên đầm Thị Nại. (Clip: Trương Định)

Nhọc nhằn nghề đào phễnh trên đầm Thị Nại ảnh 1

Đầu giờ trưa, bà Lê Thị Mỹ Hoa (ở phường Nhơn Bình, TP. Quy Nhơn) cùng một số phụ nữ khác về đoạn dưới chân cầu Thị Nại để bắt đầu cuộc mưu sinh với công việc đào phễnh.

Nhọc nhằn nghề đào phễnh trên đầm Thị Nại ảnh 2

Theo người dân nơi đây, thời điểm nước rút xuống cũng khác nhau trong ngày tùy theo từng tháng trong năm. Thời điểm này thì khoảng 8 giờ sáng là nước đầm Thị Nại bắt đầu rút từ từ, đến 12 giờ trưa thì một số khu vực cạn trơ đáy, lộ ra những bãi bùn sình lầy. Nước cạn cũng chỉ 5 đến 6 tiếng rồi bắt đầu dâng lên lại.

Nhọc nhằn nghề đào phễnh trên đầm Thị Nại ảnh 3
Người dân vùng ven đầm nắm rõ quy luật này nên canh khi nước vừa xuống là tranh thủ ra đào phễnh kiếm thêm thu nhập.
Nhọc nhằn nghề đào phễnh trên đầm Thị Nại ảnh 4
Dụng cụ đào phễnh cũng rất thô sơ, thường chỉ là một chiếc cuốc chĩa 3 răng bằng sắt.
Nhọc nhằn nghề đào phễnh trên đầm Thị Nại ảnh 5

Vừa cặm cụi, tỉ mẩn đào bới để tìm những con phễnh, bà Hoa tâm sự, nghề này không đến nỗi nặng nhọc nhưng ngồi cặm cụi suốt nhiều giờ đồng hồ nên người cũng đau ê ẩm. Chưa kể, nếu bất cẩn còn bị đá nhọn đâm rách chân tay chảy cả máu. Thường thì mỗi ngày cũng kiếm được hơn 100 nghìn đồng.

Nhọc nhằn nghề đào phễnh trên đầm Thị Nại ảnh 6

Phễnh sau khi đào lên sẽ được rửa sạch bùn đất, rồi đem về nhà đến sáng sớm hôm sau đem lên chợ cạy, tách vỏ lấy thịt riêng để bán.

Nhọc nhằn nghề đào phễnh trên đầm Thị Nại ảnh 7

Cũng theo những người dân nơi đây, bao đời nay, họ sinh sống ven đầm Thị Nại có cuộc sống khá lên cũng nhờ vào nguồn lợi thủy sản phong phú ở đầm. Ngoài làm ruộng, những lúc rảnh rỗi là ra đầm tìm kế sinh nhai, kiếm thêm thu nhập.

Nhọc nhằn nghề đào phễnh trên đầm Thị Nại ảnh 8

Sau khoảng 6 tiếng, vợ chồng ông Phạm Văn Thơm (ở khu vực 4, phường Nhơn Bình) đào được khoảng 10kg phễnh. Ông Thơm cho biết, so với nhiều năm trước, mỗi buổi vợ chồng ông cũng kiếm 600 nghìn đồng, nếu may mắn đào được nhiều thì kiếm tiền triệu, còn giờ chỉ được 300 nghìn đồng. Tuy nhiên, với số tiền này cũng là một khoản để gia đình trang trải cho cuộc sống.

Nhọc nhằn nghề đào phễnh trên đầm Thị Nại ảnh 9

Nhọc nhằn mưu sinh bằng nghề đào phễnh trên đầm Thị Nại.

Nhọc nhằn nghề đào phễnh trên đầm Thị Nại ảnh 10

Đầm Thị Nại là đầm nước mặn lớn nhất tỉnh Bình Định, nằm trên các địa phận TP. Quy Nhơn, huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát. Đầm có diện tích mặt nước hơn 5.000ha với nhiều nguồn lợi thủy sản.

Tin liên quan