Những bí mật tuyệt vời trong sự phát triển của bé qua từng năm tuổi

Những bí mật tuyệt vời trong sự phát triển của bé qua từng năm tuổi
Bên cạnh những yếu tố về dinh dưỡng và vận động, một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới quá trình tăng trưởng ở trẻ đó là tình trạng xương khớp.

Trẻ em lớn lên như thế nào?

Khác với người lớn, trẻ em là một cơ thể đang phát triển. Trong suốt thời thơ ấu, trẻ em lớn lên qua phát triển chiều cao khi các xương dài và to ra. Sức tăng trưởng này không diễn ra trên toàn bộ chiều dài của các xương mà chủ yếu ở hai đầu xương do sự phát triển của sụn tăng trưởng thông qua một quá trình được gọi là “cốt hóa xương”. Quá trình “cốt hóa” này diễn ra chủ yếu tại vị trí đầu xương vùng khớp gối, khớp vai, khớp cổ tay.

Bên cạnh sự phát triển của xương, cấu trúc cột sống của trẻ cũng thay đổi qua các quá trình tăng trưởng để thích ứng với sự vận động của trẻ. Lúc sơ sinh, trẻ chưa biết vận động nên cột sống thẳng, khi biết ngẩng đầu, biết ngồi, biết đi trục cột sống bắt đầu hình thành những đoạn cong. Đến 7 tuổi trẻ bắt đầu có hai đoạn uốn cong cố định tại cổ và ngực, khi dậy thì sẽ có thêm một đoạn cong vùng thắt lưng tạo thành đường cong sinh lý hình chữ S.

Những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình tăng trưởng ở trẻ?

Bên cạnh những yếu tố về dinh dưỡng và vận đông, một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới quá trình tăng trưởng ở trẻ đó là tình trạng xương khớp. Mặc dù sự tái tạo xương ở trẻ diễn ra vô cùng mạnh mẽ nhất là trong các giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt, tuy nhiên sự va chạm ở các vùng khớp luôn tiềm ẩn những nguy cơ cao gây tổn thương tới hệ xương khớp ở trẻ. Hệ xương chịu tổn thương sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển toàn diện ở trẻ. Trong đó, có hai bệnh lý phổ biển mà trẻ em Việt Nam thường mắc phải:

1. Tổn thương vùng khớp do bệnh lý bàn chân bẹt:

Vòm bàn chân được hình thành do các cơ và dây chằng nối xương phát triển. Hầu như tất cả trẻ sơ sinh đều không có vòm bàn chân do cấu trúc bàn chân của trẻ vẫn còn là các mô mềm. Khi trẻ ở độ tuổi từ 2 -3, vòm bàn chân của trẻ bắt đầu hình thành và hoàn thiện. Nếu ở giai đoạn này vòm cong bàn chân của trẻ vẫn chưa phát triển thì trẻ đã mặc tật bàn chân bẹt. Bàn chân bẹt gây những ảnh hưởng bất lợi tới các vùng khớp, xương sụn, dáng đi và vận động linh hoạt của trẻ.

Những bí mật tuyệt vời trong sự phát triển của bé qua từng năm tuổi ảnh 1  

2. Sai lệch trên cấu trúc cột sống do bệnh lý cong vẹo cột sống gây ra:

Bàn chân và cột sống có vai trò là bộ khung nâng đỡ cho toàn bộ cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động sống của con người. Cột sống được chia thành bốn vùng chính với nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể và bảo vệ tủy sống. Cột sống có ba đường cong sinh lý hình chữ S, đây là cấu trúc chịu trọng lượng cơ thể và tạo ra sức mạnh cơ bắp. Tuy nhiên, cột sống rất dễ xảy ra sai lệch do tác động ngoại lực của chấn thương, các thói quen sinh hoạt không tốt hay các cấu trúc sai lệch bất thường trên hệ xương. Cong vẹo cột sống nếu chậm trễ trong việc nhận biết và điều trị bệnh có thể dẫn tới việc rối loạn tư thế, dị dạng thân hình, ảnh hưởng trầm trọng tới các chức năng của hệ thần kinh nằm trong tủy sống cùng các cơ quan nội tạng có liên quan như tim, phổi,…

Những bí mật tuyệt vời trong sự phát triển của bé qua từng năm tuổi ảnh 2  

Cách phòng ngừa các bệnh lý bàn chân và cột sống, giúp trẻ phát triển toàn diện:

Ngoại trừ các dị tật và cong vẹo cột sống bẩm sinh không thể phòng ngừa, cha mẹ có thể bảo vệ bé bằng những phương pháp đơn giản như:

-          Đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

-          Thường xuyên tham gia các vận động thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe.

-          Thăm khám định kỳ với các bác sỹ chuyên khoa để sớm phát hiện cũng như ngăn chặn những bất thường trên hệ xương của trẻ.

Điều trị hiệu quả các vấn đề bàn chân và cột sống đảm bảo sự phát khỏe mạnh cho bé:

Được thành lập từ năm 2006, Phòng khám Chuyên Khoa Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống Hoa Kỳ ( ACC) là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực Trị liệu thần kinh cột sống tại Việt Nam với đội ngũ 100% bác sĩ nước ngoài giàu kinh nghiệm, đã chữa lành cho hàng chục ngàn bệnh nhân mắc các vấn đề xương khớp và cột sống. Bên cạnh đó, phòng khám cũng là đơn vị chuyên khoa đầu tiên áp dụng thành công đế chỉnh hình y khoa giúp cải thiện các vấn đề trong cấu trúc bàn chân, phục hồi cấu trúc xương mà không cần can thiệp thuốc hay phẫu thuât.

Những bí mật tuyệt vời trong sự phát triển của bé qua từng năm tuổi ảnh 3 Bác sỹ Aubrey C. Gail – bác sỹ chuyên khoa TLTKCS tại phòng khám ACC Hà Nội đang tiến hành định vị bàn chân thông qua thiết bị Cad-cam hiện đại từ Thụy Sỹ

THÔNG TIN LIÊN HỆ PHÒNG KHÁM ACC HÀ NỘI

Hà Nội

44 Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng

Tel: (024) 3265 6888

Hotline: +84 965 688 828

Website: www.acc.vn

MỚI - NÓNG