“Những câu chuyện đẹp” của Phúc

SVVN - Năm thứ hai đã được trợ giảng cùng các thầy, nghiên cứu và đoạt giải Euréka, đoạt giải cuộc thi tay nghề trong nước và thế giới về Công nghệ thông tin, làm khách mời chia sẻ kỹ năng nghề nghiệp ở nhiều hội thảo, chưa tốt nghiệp đã có việc làm tại một công ty công nghệ... Đó là "những câu chuyện đẹp" của Trần Văn Phúc (khoa Công nghệ thông tin, trường ĐH Công nghiệp TP. HCM) trong buổi giao lưu cùng tên, mới đây. 

2 năm chinh phục 1 giải thưởng
Tháng 8/2019, Phúc là thí sinh đại diện Việt Nam tham gia “Kỳ thi tay nghề thế giới” tại Nga, ngành CNTT. Dịp đó, Phúc đã trải qua 2 tuần tại Kazan (nơi được mệnh danh là “thủ đô thứ ba” của Nga). “Kỳ thi đó có 28 quốc gia tham dự, sử dụng công nghệ rất mới và khác biệt để thử tài thí sinh. Trước khi diễn ra kỳ thi một tuần, tụi mình được Ban Tổ chức gửi một bản mô tả chung chung về một công ty cần phần mềm để khai thác, vận chuyển dầu khí. Lúc đó, mình nghĩ dầu khí chắc phải liên quan đến máy dò hoặc máy khai thác dưới biển. Mình đã đưa ra các giả thuyết mà đề sẽ yêu cầu như làm bài toán hoặc thiết kế phần mềm. Nhưng thật bất ngờ, đề thi thực tế lại yêu cầu phần mềm giao dịch quản lý dầu khí, liên quan nhiều đến logistics chứ không phải khai thác dưới biển. Cũng may mà mình hoàn thành xong phần thi”, Phúc nhớ lại. Lần đó, Phúc giành được chứng chỉ Kỹ năng xuất sắc.

 
“Những câu chuyện đẹp” của Phúc ảnh 1 Phúc làm bài thi trong “Kỳ thi tay nghề thế giới” tại Nga ngành CNTT, năm 2019. (Ảnh: NVCC)

Trước khi tham gia “Kỳ thi tay nghề thế giới”, Phúc từng đoạt giải Nhất ở Kỳ thi tay nghề quốc gia và Kỳ thi tay nghề do bộ Công Thương tổ chức; giành được Huy chương Đồng Kỳ thi tay nghề ASEAN diễn ra tại Thái Lan.

“Mất gần hai năm mình mới chinh phục giải thưởng trong vòng cuối “Kỳ thi tay nghề thế giới”. Mình may mắn được nhiều giải trong nước và khu vực, nhưng khi bước ra đấu trường quốc tế, mình cảm thấy phải cần phải quan sát, học hỏi thêm rất nhiều. Những kỳ thi đã giúp mình có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng và nhận ra nghề lập trình chính là niềm đam mê để theo đuổi lâu dài”, Phúc chia sẻ.

“Những câu chuyện đẹp” của Phúc ảnh 2

Phúc (áo vàng, hàng thứ nhất) chụp ảnh với các thí sinh tham gia “Kỳ thi tay nghề thế giới” tại Nga, ngành CNTT, năm 2019. (Ảnh: NVCC)

Đam mê nghiên cứu khoa học

Với niềm đam mê nghiên cứu khoa học, Phúc đã kết hợp với bạn sinh viên khóa dưới là Trần Đăng Khoa (năm thứ ba, khoa Điện, trường ĐH Công nghiệp TP. HCM) cùng nghiên cứu ra hệ thống giúp những người sống thực vật giao tiếp bằng đôi mắt.

“Những câu chuyện đẹp” của Phúc ảnh 3

Phúc (thứ hai, từ trái qua) trong Lễ tuyên dương và bảo trợ tài năng trẻ TP. HCM, năm 2019. (Ảnh: NVCC)

Với tính ứng dụng cao và mang lại nhiều lợi ích, sản phẩm của Phúc và Khoa đã đoạt giải Ba trong Cuộc thi Euréka 2019 do Trung tâm Khoa học Công nghệ trẻ TP. HCM tổ chức và là một trong 5 đề tài được Quỹ phát triển của cuộc thi tài trợ phát triển.

“Khi tìm hiểu về cuộc sống của những bệnh nhân đang phải "sống thực vật", tụi mình thấy rằng, họ rất khó chịu và bất lực khi không thể giao tiếp, cử động được, mọi việc chỉ có thể nhận biết qua đôi mắt. Nếu không được giao tiếp, bệnh nhân dễ rơi vào tình trạng chết não. Không chỉ vậy, những người chăm sóc cho bệnh nhân cũng gặp phải “cực hình” khi không hiểu người bệnh muốn gì, cần gì để đáp ứng… Điều đó gây ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian, công việc, kể cả tinh thần của thân nhân người bệnh", Phúc cho biết.

“Những câu chuyện đẹp” của Phúc ảnh 4

Phúc (thứ ba, từ phải qua) trong chuyến tham gia cuộc thi thi tay nghề ASEAN diễn ra tại Thái Lan. (Ảnh: NVCC)

Để thực hiện dự án, hai bạn phải thường xuyên đến các bệnh viện để khảo sát, tham khảo ý kiến chuyên môn từ các bác sĩ, giúp chiếc máy hoàn thiện sản phẩm một cách an toàn nhất và hỗ trợ hiệu quả nhất cho các bệnh nhân. Trong quá trình nghiên cứu, Phúc và Khoa cũng gặp khá nhiều khó khăn ở khâu tìm kiếm bệnh nhân thích hợp để có thể thực nghiệm thiết bị của mình một cách chính xác”, Phúc chia sẻ.

Truyền cảm hứng đến sinh viên

Từ đầu năm thứ hai, Phúc đã tham gia trợ giảng cho một số thầy trong khoa Công nghệ thông tin của trường. Nhờ vậy mà kỹ năng thuyết trình và khả năng trò chuyện trước đám của Phúc dần cải thiện. Ngoài tham gia trợ giảng, Phúc cũng sắp xếp tham gia các hoạt động phong trào do Đoàn - Hội trong trường, trong khoa phát động.

Tuy đã đi làm nhưng Phúc vẫn thường xuyên về dự sinh hoạt tại CLB An toàn Thông tin của trường ĐH Công nghiệp TP. HCM. “Câu lạc bộ là nơi mình đã gắn bó trong suốt quãng thời gian sinh viên. Mình đã học hỏi rất nhiều từ những người anh đi trước và đến giờ mình cũng muốn quay lại để chia sẻ cho các bạn sinh viên mới bước vào ngành học”, Phúc tâm sự.

“Những câu chuyện đẹp” của Phúc ảnh 5

Phúc tham gia với vai trò là khách mời trong chuỗi chương trình giao lưu sinh viên tiêu biểu “Sinh viên TP. HCM – Những câu chuyện đẹp”, do Nhà văn hóa sinh viên TP. HCM tổ chức, năm 2020.

Gần đây, Phúc còn trong vai trò là khách mời, diễn giả chia sẻ về câu chuyện của mình trong các hội thảo, các buổi trò chuyện kỹ năng chuyên ngành: Hội thảo Kỹ năng Australia – Việt Nam do Chính phủ Việt Nam và Phòng Thương mại Australia tại Việt Nam tổ chức, chương trình Kỹ năng nghề nghiệp của Tổng cục Dạy nghề. Gần đây, Phúc tham gia với vai trò là khách mời trong chuỗi chương trình giao lưu sinh viên tiêu biểu “Sinh viên TP. HCM – Những câu chuyện đẹp”, do Nhà văn hóa sinh viên TP. HCM tổ chức. “Với mình, thú vị nhất là được về chia sẻ cho chính các bạn sinh viên trong khoa và trong trường. Cũng giống như các bạn ấy, vài năm trước, mình cũng mông lung trong định hướng công việc sau khi ra trường sẽ theo “ngách nhỏ nào”? Cần bổ sung những kỹ năng gì? May mắn hơn các bạn là mình trưởng thành sớm qua các cuộc thi và gặp được nhiều “tiền bối” trong nghề chỉ dạy”, Phúc bộc bạch.

Ngày 5/7 tới đây, Phúc sẽ nhận giải thưởng “Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc lần thứ XI, năm 2020, do T.Ư Đoàn trao tặng.

Một số giải thưởng, thành tựu của Phúc:

- Giải thưởng tài năng trẻ lĩnh vực Khoa học – Kỹ thuật TP. HCM năm 2019.
- Chứng chỉ kỹ năng xuất sắc Giải pháp phần mềm CNTT thế giới tổ chức tại Kazan, Nga năm 2019.
- "Sinh viên 5 tốt" cấp Thành năm 2019.
- Giải thưởng Công nghệ Thông tin và Truyền Thông dành cho sinh viên xuất sắc trong học tập, nghiên cứu ngành CNTT năm 2019.
- Giải thưởng Công nghệ Thông tin và Truyền thông dành cho sinh viên xuất sắc trong học tập, nghiên cứu ngành CNTT năm 2018.
- Huy chương Đồng Giải pháp phần mềm CNTT ASEAN tổ chức tại Thái Lan năm 2018.
- Huy chương Vàng Giải pháp phần mềm CNTT Quốc gia năm 2018.
- Giải Nhì Giải pháp phần mềm CNTT TP. HCM năm 2018.
-Giải Nhất Giải pháp phần mềm CNTT bộ Công Thương năm 2018.
- Giải Khuyến khích Cuộc thi Seeding your idea- Ươm mầm ý tưởng do VinTech City tổ chức năm 2019.
- Huy chương Đồng cuộc thi Thiết kế, sáng tạo, ứng dụng TP. HCM năm 2019.

MỚI - NÓNG
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
SVVN - Trong họp báo chiều 29/11, công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều vấn đề được phóng viên các cơ quan báo chí đặt ra: Nếu từ năm 2025 thi theo phương án mới thì thí sinh trượt tốt nghiệp năm học 2023 - 2024 sẽ thế nào? Phương án này, môn Ngoại ngữ sẽ không còn là môn bắt buộc, liệu có làm giảm chất lượng môn Ngoại ngữ? Liệu học sinh có được thi hơn 4 môn như quy định?...

Có thể bạn quan tâm

Lễ phát động chương trình hiến máu ‘Chủ nhật Đỏ 2024’ sẽ diễn ra tại trường ĐH Văn Hiến vào ngày 3/12

Lễ phát động chương trình hiến máu ‘Chủ nhật Đỏ 2024’ sẽ diễn ra tại trường ĐH Văn Hiến vào ngày 3/12

SVVN - Sáng ngày 3/12 tới đây, tại trường ĐH Văn Hiến, sẽ diễn ra Lễ phát động chương trình 'Chủ nhật Đỏ' 2024, với chủ đề “Hiến máu cứu người – sinh mệnh của bạn và tôi”. Chương trình do báo Tiền Phong chủ trì phối hợp với Văn phòng Uỷ ban ATGT Quốc gia và một số đơn vị tổ chức.
Sinh viên cần có đam mê, lý tưởng để sống một cuộc đời có giá trị

Sinh viên cần có đam mê, lý tưởng để sống một cuộc đời có giá trị

SVVN - Đó là chia sẻ của CEO Nguyễn Thu gửi tới sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trong buổi toạ đàm hướng nghiệp “Thấu hiểu bản thân - Làm chủ tương lai” do báo Tiền Phong, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và Học viện Life Coach Quốc tế tổ chức. Chị Nguyễn Thu là cựu sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Những khách mời đặc biệt của Báo Sinh Viên Việt Nam

Những khách mời đặc biệt của Báo Sinh Viên Việt Nam

SVVN - Nhớ lại giai đoạn đầu mới ra mắt, nhiều nhân vật là 'khách mời' của Sinh Viên Việt Nam đã đến trực tiếp trò chuyện và trao đổi với báo: GS Đỗ Nguyên Phương - Bộ trưởng Bộ Y tế, GS. TS Vũ Ngọc Hải - Thứ trưởng Bộ GD - ĐT, GS Phạm Minh Hạc, GS. VS Vũ Tuyên Hoàng, GS. TS Chu Hảo, Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Lê Mã Lương…