Chúng ta đang sống trong một xã hội hối thúc và bị hối thúc. Việc hối thúc trẻ cũng vì thế mà đang trở thành lối sống được xã hội chấp nhận, thậm chí coi trọng. Chúng ta hối thúc các con bởi chúng ta hối thúc chính mình. Nhưng điều đó sẽ khiến suy nghĩ, cảm thức của trẻ về niềm tin, lòng tốt, sự an toàn và nhân từ khoan dung của thế giới này bị tổn hại.
Đào sâu lý giải và phân tích vấn đề này, cuốn sách Những đứa trẻ chín ép của nhà giáo dục, nhà tâm lý học người Mỹ David Elkind. David Elkind sẽ khiến chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận lại xem con trẻ đã và đang bị bắt buộc phải trưởng thành nhanh như thế nào, cũng như những hệ lụy của nó; từ đó mang đến cho bậc làm cha làm mẹ những suy ngẫm về hành động cấp bách hiện giờ: thay đổi cách chúng ta tương tác cùng con trẻ. Sách đã được thương hiệu Nhã Nam liên kết xuất bản và phát hành.
Cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã tạo ra những biến đổi vượt bậc với xã hội nói chung và trẻ em với gia đình nói riêng. Chúng ta đang ở trong nền văn hóa của màn hình. Mọi thứ trở nên và bị đòi hỏi trở nên có tính tức thời. Cả xã hội hối thúc và bị hối thúc, quay cuồng trong định mức và hạn chót. Chúng ta luôn đặt ra mục tiêu: làm nhanh hơn, khẩn trương hơn. Siêu thị giúp chúng ta đi chợ trong chốc lát. Các cửa hàng ăn nhanh giải quyết việc ăn uống chóng vánh. Cao tốc giúp chúng ta rút ngắn thời gian di chuyển, vận chuyển. Và cuộc cách mạng đương đại trong xử lý thông tin cho chúng ta nguồn thông tin nhanh hơn, chính xác hơn, giải quyết khối lượng công việc ngày càng chất cao như núi. Thậm chí đến việc nghỉ ngơi giải trí của chúng ta cũng bị hối thúc với các phương tiện tự động như máy đặt con ki, máy ném bóng, du thuyền siêu tốc… Chúng ta sống trong một xã hội bị quy định bởi giờ giấc, tiến độ. Nhưng điều kinh khủng nhất là chúng ta kéo con trẻ vào cái guồng đó. Cả xã hội, giới truyền thông, nhà trường, và chính cha mẹ.
lên trước các áp lực học hành, trước nạn bắt nạt học đường, phải cố để tỏ ra hoàn hảo, hay
thậm chí để trở thành “chị Thanh Tâm” cho những ông bố, bà mẹ của chúng. Chúng ta thường
cho rằng trẻ không có cảm xúc giống như mình, điều đó vô hình chung làm gia tăng áp lực hối
thúc của chúng ta lên trẻ. Khi chúng ta vội vã, chúng ta đôi khi quên mất rằng cần phải đối xử
lịch sự và quan tâm đến cảm xúc của trẻ. Những điều đó sẽ khiến suy nghĩ của trẻ về lòng tin,
lòng tốt, sự an toàn và nhân từ khoan dung của thế giới này bị tổn hại. Và không may thay, trẻ
em không thể cải thiện tình trạng của chính mình. Chúng không thể kêu đòi quyền lợi cho bản
thân. Chúng chỉ có thể nổi loạn, trở nên bướng bỉnh, “bất kham”, trốn học, bỏ học, gây gổ,
đánh nhau, thậm chí rơi vào các tệ nạn như sử dụng chất gây nghiện, tham gia vào các hoạt
động có nguy cơ rủi ro cao như đua xe, phóng nhanh vượt ẩu v.v.
Vậy, người lớn chúng ta có thể làm gì? Thay vì bị cuốn vào cái guồng của cuộc cách mạng thông tin, chúng ta hãy thử tách mình ra, tìm kiếm trong đó những gì có lợi cho trẻ. Ví dụ như việc thiết kế các chương trình máy tính phù hợp với năng lực và phong cách học tập khác nhau ở từng trẻ, sẽ đáp ứng được những điểm khác biệt cá nhân theo những cách mà sách giáo khoa không làm được. Thay vì để con trẻ dán mắt vào màn hình, hãy trò chuyện với chúng, hát cho chúng nghe, chơi cùng chúng với sự quan tâm trìu mến. Thay vì biến chúng thành những người bạn bất đắc dĩ để trút bầu tâm sự về những lo lắng âu lo của bản thân, chúng ta nên thành thật hơn trong việc tách biệt các nỗi lo của mình, và thận trọng hơn để không áp đặt thêm những căng thẳng thông qua việc phóng chiếu những lo lắng ấy lên trẻ.
Và đừng quên quyền được vui chơi của trẻ, vì “xét cho cùng một tuổi thơ đầy vui chơi là quyền cơ bản nhất của trẻ em”. Thay vì kỳ vọng và đặt áp lực lên vai chúng, hãy học cách đợi chờ. Chỉ khi thật sự biết đợi chờ, chúng ta mới nghe được những lời bộc bạch, những tâm tư, tình cảm của con trẻ và cả những phát kiến vĩ đại của chúng về mặt nhận thức, tư duy. Trẻ con cần thời gian. Cũng như trái cây cần nắng, gió. Đủ nắng, đủ gió, đủ yêu thương cây sẽ cho trái ngọt.
TÁC GIẢ
David Elkind sinh năm 1931 là nhà tâm lý học và nhà giáo dục người Mỹ. Các công trình của ông tập trung vào nghiên cứu nhận thức, tri giác và sự phát triển về mặt xã hội ở trẻ
em và thanh thiếu niên, cũng như những nguyên nhân và tác động của những áp lực căng thẳng lên chúng. Ngoài tác phẩm Những đứa trẻ chín ép (The hurried child), ông còn rất nhiều nghiên cứu nổi tiếng khác về lĩnh vực này như: Tái phát kiến tuổi thơ (Reinventing childhood), Tất cả đều trưởng thành và không có chốn nào để đi (All grow up and no place to go) v.v.