Những người khuyết tật làm 'vườn tái chế'

TPO - “Vườn tái chế" - nơi các vật liệu phế thải bỏ đi lại được những người khuyết tật tạo ra nhiều vật dụng có ích, mang lại công việc và thu nhập. Nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn cho người dân, du khách ở Bình Định.
Những người khuyết tật làm 'vườn tái chế' ảnh 1

Nằm cách TP Quy Nhơn (Bình Định) khoảng chừng 20km về hướng tây nam, “vườn tái chế” ở xóm 2, thôn Long Thành, xã Phước Mỹ được biết đến như là “mái nhà chung” của những người khuyết tật. Ảnh: Trương Định

Những người khuyết tật làm 'vườn tái chế' ảnh 2
Vườn do bà Nguyễn Thị Thanh Nga (62 tuổi, Chi hội trưởng Chi hội khuyết tật Nguyễn Nga) làm chủ. Ảnh: Trương Định
Những người khuyết tật làm 'vườn tái chế' ảnh 3

Nói về “mái nhà chung” có tên “vườn tái chế” bà Nga cho hay, thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, người người, nhà nhà làm từ thiện, những bếp ăn, suất cơm thiện nguyện hoạt động tích cực nhưng cũng thải ra môi trường một khối lượng lớn hộp xốp, bì nilon, muỗng nhựa… Bản thân bà nhiều lúc cũng tự hỏi liệu có cách nào tận dụng số phế thải đó? Thế rồi, bà cùng các thành viên suy nghĩ xây dựng “vườn tái chế. Ảnh: Trương Định

Những người khuyết tật làm 'vườn tái chế' ảnh 4
Ở “vườn tái chế” hiện có 15 người khuyết tật vận động cùng tham gia các hoạt động. Hằng ngày, họ vẫn miệt mài tạo ra nhiều vật dụng có ích, mang lại công việc và thu nhập. Ảnh: Trương Định
Những người khuyết tật làm 'vườn tái chế' ảnh 5
Một thành viên của "Vườn tái chế" tỉ mẩn tái chế tạo ra những sản phẩm độc đáo.
Những người khuyết tật làm 'vườn tái chế' ảnh 6

Khu tái chế những sản phẩm từ vải vụn. (Ảnh: Trương Định)

Những người khuyết tật làm 'vườn tái chế' ảnh 7

Bà Nga kể, thời gian đầu, các thành viên phải đi đến từng cơ sở, hàng quán để xin từng chai nhựa, mảnh vải vụn nhưng rồi dần dần mọi người biết đến và thấy được công việc ý nghĩa nên cùng chia sẻ. Từ đó, vườn có nhiều nguồn nguyên liệu để tái chế hơn. Ảnh: Trương Định

Những người khuyết tật làm 'vườn tái chế' ảnh 8
Những người khuyết tật làm 'vườn tái chế' ảnh 9

Những đồ chơi được những người khuyết tật làm ra từ giấy, nhựa bị bỏ đi. Ảnh: Trương Định

Những người khuyết tật làm 'vườn tái chế' ảnh 10

“Vườn tái chế” của bà Nga có diện tích 2.000m2, trong đó điểm nhấn là 2 gian tái chế, gồm: gian dùng để phân loại, tái chế rác thải từ giấy, nhựa, thủy tinh và gian tái chế những sản phẩm từ vải vụn. Ngoài ra, bà Nga cũng tạo ra một không gian để các bạn trong cơ sở có nơi để trải nghiệm, vui chơi sau mỗi giờ lao động.

Những người khuyết tật làm 'vườn tái chế' ảnh 11
Bà Nguyễn Thị Thanh Nga chủ "vườn tái chế" bên những sản phẩm đẹp mắt được làm ra từ những mảnh vải vụn.
Những người khuyết tật làm 'vườn tái chế' ảnh 12

Hiện, đối với rác thải là vải vụn, “vườn tái chế” của bà Nga đã đưa ra 1 bộ sản phẩm là những chiếc túi du lịch xinh xắn, tạp dề và những dụng cụ lau chùi trong nhà bếp. Riêng đối với những sản phẩm từ giấy, vỏ chai nhựa, thủy tinh, xốp… những người khuyết tật ở đây chế tác ra những tác phẩm là những món đồ chơi, vật dụng trang trí trong nhà.

Những người khuyết tật làm 'vườn tái chế' ảnh 13

“Để làm ra một sản phẩm công phu tốn rất nhiều thời gian. Với những người khuyết tật, công việc càng thêm khó khăn. Sản phẩm lâu nay làm ra cũng chỉ dừng lại ở việc bán cho những người khách đến thăm, tham quan khu vườn”, bà Nga nói. Đồng thời cũng cho biết, hiện cơ sở đang kết nối để tìm đầu ra ổn định, giúp những người khuyết tật có thêm việc làm, cải thiện thu nhập của bản thân.

Tin liên quan