Những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục trong xây dựng văn hoá học đường

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Ngày 22/8, Bộ GD - ĐT phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Hội nghị “Đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa học đường”.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 64 điểm cầu trong cả nước. Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Kim Sơn và Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Bộ GD - ĐT.

Những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục trong xây dựng văn hoá học đường ảnh 1

Bộ GD - ĐT phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Hội nghị “Đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa học đường”.

Dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo Bộ VH - TT&DL; Bộ LĐ – TB&XH; Bộ Công an; Bộ TT & TT; T.Ư Đoàn; các chuyên gia, nhà khoa học; lãnh đạo, chuyên viên, giáo viên thuộc các sở GD - ĐT.

Tại Hội nghị, các ý kiến tập trung thảo luận, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa học đường.

Một số chủ đề tham luận tiêu biểu như: Xây dựng văn hóa học đường góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Công tác chỉ đạo triển khai của Đoàn, Hội, Đội về các giải pháp phối hợp với ngành Giáo dục trong nhiệm xây dựng văn hóa học đường; Định hướng của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch để phối hợp triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường; Xây dựng hệ giá trị văn hóa cần hình thành trong học sinh phổ thông Việt Nam trong giai đoạn mới...

Đại diện các sở GD - ĐT, giáo viên cũng sẽ các trao đổi về thực tế triển khai công tác văn hóa học đường và giải pháp tại từng địa phương, cơ sở giáo dục.

Chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng văn hoá học đường

Phát biểu tại chương trình, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết: Tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ nhất vào năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vị trí, ảnh hưởng của văn hoá nghệ thuật trong việc giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng con người Việt Nam yêu nước, độc lập, tự cường, tự chủ.

Những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục trong xây dựng văn hoá học đường ảnh 2

Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu khai mạc Hội nghị.

Văn hoá nói chung và văn hoá học đường nói riêng là vấn đề luôn được Đảng, Quốc hội và Chính phủ quan tâm, chỉ đạo.

Trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thành tựu tư duy lý luận của Đảng ta về văn hóa, về vị trí vai trò của văn hóa, về phương hướng mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ mới được thể hiện tập trung trong Nghị quyết T.Ư 5, khóa VIII (Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc) và Nghị quyết T.Ư 9, khóa XI (Xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước).

Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII khẳng định: “Văn hoá là một trong bốn trụ cột của quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam”, trong đó “lấy nhân tố con người làm trung tâm”.

Hội nghị Văn hoá toàn quốc năm 2021, đánh giá việc triển khai đường lối, chủ trương, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ đã tác động toàn diện, mạnh mẽ đến sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, trong đó có giáo dục và đào tạo.

Những chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng văn hoá học đường thời gian qua đã được khẳng định rất rõ trong nhiều văn bản của Thủ tướng Chính phủ như: Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 3/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025”, Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 11/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021 - 2030”.

Bộ trưởng khẳng định: Đây là những quyết định quan trọng nhằm thực hiện thành công Nghị quyết 29 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao học sinh TP. HCM chưa mặn mà với các cao đẳng, trung cấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

Tại sao học sinh TP. HCM chưa mặn mà với các cao đẳng, trung cấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

SVVN - Trong chương trình "Dân hỏi, chính quyền trả lời", tháng 9/2023, với chủ đề “Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm”, do HĐND TP. HCM vừa tổ chức mới đây, ông Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc Sở GD - ĐT TP. HCM cho biết, thực tế hiện nay, nhiều học sinh và phụ huynh vẫn cho rằng học nghề là con đường của những người học kém, không thể vào đại học.
Thí sinh không hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến sẽ không được công nhận kết quả trúng tuyển

Thí sinh không hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến sẽ không được công nhận kết quả trúng tuyển

SVVN - Theo quy định của Bộ GD - ĐT, từ ngày 24/8 đến 17h ngày 8/9/2023, tất cả thí sinh trúng tuyển đại học phải hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên hệ thống. Những thí sinh không hoàn thành xác nhận trực tuyến sẽ không được công nhận kết quả trúng tuyển ở các trường.
Tân sinh viên hứng khởi bước vào môi trường mới

Tân sinh viên hứng khởi bước vào môi trường mới

SVVN - Từ sáng 5/9, không khí đón tân sinh viên ở nhiều trường đại học tại TP. HCM đã bắt đầu náo nhiệt. Đông đảo tân sinh viên và phụ huynh đã có mặt tại trường từ sớm để hoàn thành thủ tục, với niềm hân hoan nhưng cũng còn không ít sự lo lắng.
Nhộn nhịp đón tân sinh viên nhập học

Nhộn nhịp đón tân sinh viên nhập học

SVVN - Tranh thủ những ngày nghỉ lễ, nhiều tân sinh viên đã gấp rút về các trường đại học ở TP. HCM để làm thủ tục nhập học và tìm kiếm phòng trọ cho mình. Nhiều trường cũng đã sẵn sàng các phương án để đón tân sinh viên nhập học.